Kết luận: Các tác động của Samsung trên thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Chủ đề kinh tế quốc tế (Trang 27 - 31)

 Chính trị

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Samsung nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất hiện vẫn đang còn thấp hơn so với yêu cầu. Ngoài ra, Samsung cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của Tập đoàn này, đồng thời nghiên cứu khả năng hỗ trợ một số đơn vị của Việt Nam tiêu biểu có khả năng cung ứng cho Samsung.

 Giá Trị Kinh Tế

Tạo ra lợi nhuận và sự tăng trưởng kinh tế thông qua các sản phẩm và công nghệ sáng tạo. Kết hợp các nguồn lực bên ngoài và nhận thức về sự đổi mới sáng tạo ngay trong văn hoá công ty để hoàn thiện hơn hệ sinh thái Samsung, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thị trường hiện nay. Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong phát biểu khẳng định sắp tới khi mở rộng và tăng cường đầu tư ở Việt Nam, Samsung cần rất nhiều kỹ sư trình độ công nghệ cao của Việt Nam. Do đó, việc Trung tâm R&D dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2022 ở Hà Nội, theo ông Lee Jae-yong, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực công nghệ, Tập đoàn Samsung sẽ tuyển dụng 3000 kỹ sư Việt Nam hỗ trợ dự án sớm đi vào hoạt động kinh doanh sản xuất hiệu quả, phục vụ lợi ích của hai bên.

 Giá Trị Xã Hội

Với vai trò là một công dân toàn cầu, Samsung tạo ra các giá trị xã hội phù hợp với Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Ưu tiên tập trung vào các mục tiêu có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, phân tích các ưu thế/cản trở hiện tại trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra.

Giáo dục: Trường Học Thông Minh

Chúng tôi cam kết cải thiện việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, cung cấp khả năng tiếp cận các môi trường học tập thông minh hơn để hỗ trợ sự sáng tạo của học sinh và giảm khoảng cách số hiện hữu.

Chúng tôi tin rằng, công nghệ có thể hỗ trợ hoài bão và mục tiêu của rất nhiều sinh viên, học sinh trong việc xây dựng nên một tương lai tốt đẹp hơn. Với niềm tin đó, truyền cảm hứng trong việc dạy và học là cách chúng tôi đưa ước mơ đến gần với

hiện thực hơn.

Thư viện và lớp học thông minh tại các thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, các chương trình phát triển kỹ năng và các hoạt động chủ mang lại lợi ích cho hơn 20.000 học sinh mỗi năm.

 Môi trường:

Đặc biệt, các hướng dẫn an toàn về môi trường đã được thiết lập và đang được tuân thủ liên quan đến các vấn đề môi trường có liên quan cao đến Samsung Electronics, và chúng tôi cũng đang quản lý các rủi ro biến đổi khí hậu dựa trên “Hệ thống quản lý môi trường” và “Hệ thống quản lý năng lượng”.

Chiến lược và Kế hoạch Hành động để Ứng phó với Biến đổi Khí hậu

 Giảm phát thải khí nhà kính (GHG) tại các công trường

· Vận hành các cơ sở giảm phát thải khí F cho quy trình Sản xuất bán dẫn · Quản lý các dự án tiết kiệm năng lượng và cải thiện tiết kiệm năng lượng

 Mở rộng quản lý năng lượng tại các công trường

· Thiết lập hệ thống quản lý năng lượng ở tất cả các công trình và duy trì chứng chỉ · Quản lý chi phí và chỉ số năng lượng của từng công trình

 Giảm GHG trong giai đoạn sử dụng sản phẩm

· Phát triển và cho ra mắt các sản phẩm tiết kiệm năng lượng cao

 Quản lý các loại phát thải GHG khác

· Quản lý phát thải GHG trong khâu kho vận của sản phẩm, các chuyến đi công tác, v.v

 Hỗ trợ các nhà cung cấp

· Theo dõi phát thải GHG của nhà cung cấp

· Quảng bá và hỗ trợ các nhà cung cấp tham gia vào Chuỗi cung ứng CDP

5.2Amazon

Đại diện của Amazon cho biết nếu như trước kia, Amazon khuyến khích rất nhiều cá nhân bán hàng trên nền tảng này, thì nay xu thế đang thay đổi. Hiện Amazon đang hướng đến hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trên Amazon.

Trên toàn cầu, doanh số trên Amazon gần như 50% đến từ doanh nghiệp, cá nhân chỉ chiếm 50%. Tôi nghĩ tỷ lệ cá nhân sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới vì lợi thế của doanh nghiệp rất rõ rệt. Sự kiểm soát về chất lượng, giá thành sản phẩm cũng như các chương trình doanh nghiệp tự làm đều chuyên nghiệp hơn cá nhân bán hàng( Giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam – cho biết)

Ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam “Theo báo cáo của McKinsey & Company, tại Mỹ, tần suất mua sắm trực tuyến tăng tới 14% đối với mọi danh mục hàng hóa và dịch vụ. Hơn thế nữa, trong một số khảo sát được thực hiện gần đây tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Singapore, một tỷ lệ lớn người tiêu dùng khẳng định họ sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến ngay cả khi đại dịch đã kết thúc”. Hiện, Amazon đang vận hành tại 18 quốc gia, hỗ trợ 27 ngôn ngữ với hơn 300 triệu tài khoản khách hàng. Bởi vậy, khi tham gia vào sân chơi này, doanh nghiệp Việt

chắc chắn sẽ được hưởng lợi khi có cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng, cũng như thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trên toàn cầu.

Amazon thâm nhập thị trường Việt Nam tạo nên lợi ích cho cả hai bên:

Một mặt, Amazon có thể mở rộng thị trường và tăng độ ảnh hưởng của mình không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trong khu vực.

Mặt khác, điều này giúp các sản phẩm Việt có cơ hội tiếp cận với môi trường quốc tế, nâng tầm thương hiệu. Thông qua Amazon, các sản phẩm của Việt Nam có thể dễ dàng xuất khẩu ra thế giới hơn so với trước.

Kế hoạch của Amazon càng rõ ràng hơn bởi hàng loạt hoạt động như: Thiết lập đội ngũ nhân viên ở Đông Nam Á

Xây dựng công ty tại Việt Nam.

Amazon còn cho ra đời hai kênh thông tin hỗ trợ trực tiếp cho người bán tại Việt Nam: Trang web Amazon Global Selling (services.amazon.vn)

Trang Facebook đã được Việt hóa chính thức của Amazon Global Selling.

Với hai kênh này, seller tại Việt Nam khi muốn tham gia bán hàng trên Amazon sẽ giảm bớt được những khó khăn về rào cản ngôn ngữ, văn hóa.

Amazon vào Việt Nam ngoài mang đến những lợi ích thì cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt:

Doanh nghiệp Việt cần lên dây cót tinh thần trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa sản phẩm trong nước và nước ngoài khi Amazon vào Việt Nam.

Tiêu chuẩn đặt ra cho các sản phẩm cũng cao hơn buộc doanh nghiệp chúng ta cần có sự thay đổi và nâng cấp chính mình.

Amazon là một môi trường TMĐT mới và có cách thức hoạt động riêng biệt. Vì thế, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh truyền thống, luôn không ngừng vận động và học hỏi thì mới có thể bắt kịp xu hướng.

Sự khác giữa Amazon và các sàn TMĐT khác khi vào Việt Nam

Nếu như Alibaba vào Việt Nam dưới hình thức một trang TMĐT Việt hóa – Lazada thì Amazon không vậy. Amazon mang “chính mình” vào Việt Nam. Mục tiêu của Amazon chúng ta cũng có thể thấy rõ là:

Đào tạo người bán bằng cách giúp seller của chúng ta nắm rõ quy trình bán hàng trên Amazon.

Nâng tầm thương hiệu Việt.

Từ đó, doanh nghiệp Việt với đầy đủ nguồn lực có thể “tham chiến” vào thị trường thế giới. Amazon cũng hoàn thành sứ mệnh của mình với vai trò là sợi dây liên kết trung gian.

Chiến lược của Amazon được gói gọn trong cụm từ: “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon”

Một phần của tài liệu Chủ đề kinh tế quốc tế (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w