Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 10/2010/TT-BNV ngày 28/10/2010 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức Chấp

Một phần của tài liệu Cong van 1209 TCTHADS NV1 giai dap nghiep vu thi hanh an (Trang 45 - 46)

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC

55.Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 10/2010/TT-BNV ngày 28/10/2010 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức Chấp

Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức Chấp hành viên và Thư ký thi hành án dân sự quy định: "Chấp hành viên sơ cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành án đối với những vụ việc đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị nhỏ thuộc thẩm quyền thi hành của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự và Phòng Thi hành án cấp quân khu".

Thực tế cho thấy, tại các Cục Thi hành án dân sự tỉnh có Chấp hành viên sơ cấp. Vậy, Chấp hành viên sơ cấp được tổ chức thi hành những việc như thế nào thì được gọi là việc đơn giản, lượng tiền là bao nhiêu, tài sản có giá trị nhỏ là bao nhiêu? Chấp hành viên sơ cấp của Cục Thi hành án dân sự có được ký tên và đóng dấu của Cục Thi hành án dân sự hay không?

Khái niệm vụ việc đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị nhỏ chỉ có ý nghĩa tương đối, không phản ánh đúng tính chất đa dạng, phức tạp của các vụ việc thi hành án. Thực tiễn công tác thi hành án dân sự cho thấy, có những vụ việc số lượng tiền, tài sản phải thi hành rất lớn nhưng lại đơn giản, dễ dàng trong việc thi hành án; ngược lại, có những vụ việc số lượng tiền, tài sản phải thi hành không nhiều nhưng tính chất vụ việc lại rất phức tạp, khó khăn trong cách giải quyết. Vì vậy, để xác định rõ thế nào là vụ việc đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị nhỏ và tương ứng với nó là đơn giản, dễ dàng trong việc tổ chức thi hành án dân sự là không dễ thực hiện. Mặt khác, hiện nay Chấp hành viên sơ cấp chiếm phần lớn đội ngũ Chấp hành viên, bản thân họ đang tổ chức thi hành phần lớn các loại việc trong lĩnh vực thi hành án dân sự, trong đó có những vụ việc có lượng tiền, tài sản phải thi hành rất lớn, rất khó khăn, phức tạp do các cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh uỷ thác về và vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối, trong khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này thì việc xác định, phân công công việc cho Chấp hành viên chủ yếu dựa trên cách quản lý, trình độ, kinh nghiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Khi thực thi nhiệm vụ, Chấp hành viên sơ cấp có đầy đủ những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự như Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp. Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 10/2010/TT-BNV ngày 28/10/2010 của Bộ Nội vụ quy định Chấp hành viên sơ

cấp có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành án đối với những vụ việc đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị nhỏ thuộc thẩm quyền thi hành của Cục Thi hành án dân sự. Như vậy, khi được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự (Cục trưởng) phân công tổ chức thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành của Cục Thi hành án dân sự, Chấp hành viên sơ cấp có đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật để tổ chức thi hành án, được ký tên và đóng dấu của Cục Thi hành án dân sự để thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Một phần của tài liệu Cong van 1209 TCTHADS NV1 giai dap nghiep vu thi hanh an (Trang 45 - 46)