Củng cố và nâng cao vai trò tự quản của Liên đoàn luật sư và các Đoàn luật sư

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết CÔNG tác NHIỆM kỳ lđ (Trang 29 - 30)

Việt Nam đề ra phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ II như sau:

1. Xác định vị trí, vai trò của Liên đoàn luật sư Việt Nam

Việc xác định, quy định tính đặc thù của Liên đoàn luật sư Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khẳng định vai trò, trách nhiệm của Liên đoàn luật sư Việt Nam, của đội ngũ luật sư với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hoạt động hành nghề luật sư được dựa trên cơ sở pháp luật nhằm góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, mà pháp luật chính là thể chế hoá đường lối chính trị của Đảng. Liên đoàn luật sư Việt Nam còn có trách nhiệm tham gia xây dựng pháp luật, phổ biến, tuyên truyền pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhận xét: “tổ chức luật sư

không phải là tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuần túy” (trong buổi Toạ đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Liên đoàn luật sư Việt Nam vào tháng 12/2009). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định: Luật sư – Kiểm sát – Tòa án như kiềng ba chân trong hoạt động tư pháp; luật sư là một trong ba vai chính trong hoạt động tố tụng (trong buổi làm việc giữa Chủ tịch nước với Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam vào tháng 01/2012). Đặc biệt hơn so với nhiều nghề nghiệp khác là hoạt động nghề nghiệp của luật sư được quy định trong Hiến pháp và một số đạo luật khác, đặc biệt có một luật riêng là Luật Luật sư để điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của luật sư. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, một số địa phương, một số ngành chưa nhìn nhận và đánh giá hết tính đặc thù, tính chính trị của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Bản thân nhiều luật sư cũng chưa tự mình ý thức rõ về vấn đề này. Do đó, trong nhiệm kỳ tới, Liên đoàn luật sư Việt Nam một mặt cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đội ngũ luật sư nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình, mặt khác tiếp tục đề nghị Đảng, Nhà nước có sự đánh giá đúng tính chất, vị trí, vai trò của tổ chức luật sư, có những quy định tạo điều kiện cho Liên đoàn luật sư Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao với vai trò là cầu nối vững chắc giữa Đảng, Nhà nước nhân dân với giới luật sư.

2. Củng cố và nâng cao vai trò tự quản của Liên đoàn luật sư và cácĐoàn luật sư Đoàn luật sư

Trước mắt cần tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, hoàn thiện cơ chế tự quản thống nhất của Liên đoàn; kiện toàn, củng cố tổ chức, hoạt động của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Khen thưởng, kỷ luật các Đoàn luật sư; xây dựng và củng cố tổ chức Đảng trong các Đoàn luật sư; xây dựng cơ chế và thực hiện các biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường quản lý đội ngũ luật sư thành viên, gắn kết các thành viên với các hoạt động của Liên đoàn, Đoàn luật sư đồng thời với việc tăng cường năng lực tự quản của các Đoàn luật sư; phối hợp chặt chẽ giữa Liên đoàn luật sư Việt Nam với Bộ Tư pháp, các Đoàn luật sư với các Sở Tư pháp thực hiện tự quản kết hợp với quản lý nhà nước về luật sư.

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết CÔNG tác NHIỆM kỳ lđ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w