2. New Zealand
2.3.3. New Zealand cấm nhiều loại đồ nhựa sử dụng một lần vào năm 2025
2025
Đồ nhựa dùng một lần như đĩa, túi, tăm bông, ống hút, nhãn dán trên trái cây và một số sản phẩm polystyrene sẽ bị cấm ở New Zealand vào năm 2025.
Một quỹ mới cũng sẽ được thành lập để giúp tìm ra các chất thay thế cho nhựa.
Bộ trưởng Môi trường New Zealand David Parker cho biết thời điểm ban hành lệnh cấm này nhằm tạo ra sự cân bằng giữa lời kêu gọi hành động của công chúng và nhu cầu về thời gian để các doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp thay thế.
New Zealand là một trong những quốc gia thải ra nhiều rác thải nhựa nhất trên thế giới, trung bình mỗi ngày khoảng 159 gam rác thải nhựa.
Lệnh cấm sẽ loại bỏ dần các loại bao bì thực phẩm và đồ uống khó tái chế được làm từ PVC và polystyrene, cũng như một số sản phẩm nhựa dễ phân hủy. Những thay đổi này diễn ra sau khi tham khảo ý kiến của khoảng 8000 cá nhân và doanh nghiệp vào năm 2020.
Chính sách này ước tính sẽ loại bỏ khoảng hai tỷ vật dụng sử dụng một lần khỏi các bãi chôn lấp hoặc môi trường mỗi năm.
Lệnh cấm sẽ không mở rộng đối với cốc dùng một lần, khăn ướt hoặc một số loại polystyrene mở rộng được sử dụng để vận chuyển hàng lạnh và bảo vệ các mặt hàng lớn.
Trong khi các nhà khoa học chỉ mới bắt đầu tìm hiểu tác động của chất thải này đối với đời sống ở đại dương và con người, rõ ràng cho đến nay giải pháp đáng tin cậy duy nhất là ngăn chặn việc thải ra các chất thải nhựa có vấn đề ngay từ đầu.
Hiệp hội Bao bì New Zealand cũng hoan nghênh thông báo của Chính phủ về "nhựa có vấn đề", và đánh giá cao sự chắc chắn và nguồn kinh phí có sẵn để phát triển các sản phẩm thay thế.
Chủ tịch Hiệp hội Harry Burkhardt cho biết ngành có những đổi mới đáng kể trong nỗ lực giảm lượng nhựa sử dụng một lần và phát triển 'nền kinh tế tuần hoàn', tuy nhiên, để thay thế hoàn toàn các sản phẩm nhựa bao bì, ngành cần sự hỗ trợ thích đáng về cả tài chính và thời gian của chính phủ.
Quỹ Đổi mới ngành chất dẻo trị giá 50 triệu NZD là một khởi đầu tốt, nhưng một tiêu chuẩn tái chế trên toàn quốc sẽ là cách tốt nhất để giảm lượng nhựa phải chôn lấp.
Hiệp hội Bao bì New Zealand cũng tin rằng Chính phủ nên phát triển Chiến lược bao bì quốc gia, thay vì chỉ quan tâm đến bao bì ở khía cạnh xử lý chất thải.
2.4. Cơ hội hợp tác, giao thương
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2021, những mặt hàng công nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang New Zealand nhìn chung tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2021, trừ nhóm quặng và sản phẩm khác sụt giảm 24,48%.
Nhóm hàng hiện có giá trị xuất khẩu cao nhất là điện thoại các loại và linh kiện, chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Tiếp theo là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 42,2 triệu USD. Ngoài ra còn có giày dép các loại, hàng dệt may, sản phẩm từ chất dẻo.
Bảng 5: Các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu sang New Zealand của Việt Nam
Tên nhóm/mặt hàng
Trị giá xuất khẩu sang New Zealand 6
tháng năm 2021 (USD) Trị giá so cùng kỳ năm trước (%) *TỔNG GIÁ TRỊ 314,483,213 48.39
Điện thoại các loại và linh kiện 101,168,667 40.49
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 42,258,778 81.16
Giày dép các loại 28,318,952 70.14
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 25,553,384 61.55
Hàng dệt, may 16,662,083 39.07
Sản phẩm từ chất dẻo 6,304,137 30.05
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê hải quan Việt Nam
Đặc biệt theo dõi của VITIC cho thấy nhóm gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm nội thất từ chất liệu gỗ khác sang New Zealand trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng trưởng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2020, lần lượt tăng 81,23% và 248,01%. Trên cơ sở đó, VITIC tiến hành nghiên cứu và rà soát các xu hướng trên thị trường New Zealand để tìm hiểu nguyên nhân và xác định cơ hội cho mặt hàng này trong thời gian tới.
Bảng 6: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ của Việt Nam sang New Zealand trong 6 tháng đầu năm 2021
Tên nhóm/mặt hàng dồn hết tháng Trị giá cộng (USD) Trị giá so cùng kỳ năm trước (%) Gỗ và sản phẩm gỗ 15,347,048 81.23 Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 3,684,068 248.01
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê hải quan Việt Nam
Số liệu thống kê của Statistad phát hành trong quý II/2021 cho thấy trong quý đầu tiên của năm 2021, giá trị mua hàng trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất lên tới khoảng 358 triệu đô la New Zealand (NZD).
Thị trường đồ nội thất ở New Zealand đã thay đổi kể từ khi làn sóng Covid-19 đầu tiên tấn công thế giới vào đầu năm 2020, dẫn đến những thay đổi về hành vi tiêu dùng tại nước này.
Các hộ gia đình New Zealand phải làm việc tại nhà nhiều hơn (thay vì tại các văn phòng truyền thống), do đó họ tăng cường mua sắm trực tuyến hàng hóa, trong đó đồ nội thất được quan tâm hơn để đáp ứng các nhu cầu cho những người dành phần lớn thời gian ở nhà.
Dưới đây là một số xu hướng chính của đồ nội thất ở New Zealand kể từ sau đại dịch:
Không gian văn phòng tích hợp trong nhà ở hiện là phân khúc có doanh thu tốt trong thời kỳ đại dịch. Thực tế ở thị trường New Zealand cho thấy, cho dù đó là một phòng nghiên cứu hay một phòng dành riêng cho công việc tại nhà được bài trí hoàn toàn theo phong cách văn phòng, đồ nội thất văn phòng được tùy chỉnh đề phù hợp với không gian nhà ở là lựa chọn của phần lớn người dân phải làm việc tại nhà. Các chủ doanh nghiệp đã nhận ra rằng việc nhân viên đáng tin cậy giảm thời gian ở văn phòng và trên đường sẽ giúp họ sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chuyên nghiệp của công việc kể cả khi làm việc ở nhà, việc lựa chọn các đồ nội thất phù hợp là rất cần thiết. Ví dụ, một nhân viên kế toán không nên làm việc trên bàn ăn hoặc một chiếc bàn học nhỏ của trẻ mẫu giáo…Thay vào đó, họ có thể lựa chọn những đồ nội thất vừa phù hợp với không gian ở nhà, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp.
Các sản phẩm đồ nội thất mang tính đột phá thông minh là phải phù hợp cả sức khỏe và sự riêng tư nơi làm việc tại nhà. Nhập khẩu đồ nội thất từ nước ngoài trở nên khó khăn hơn khi phụ thuộc vào hoạt động vận chuyển quốc tế, do đó người tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm để mua hàng trực tuyến từ nước ngoài nào thực sự phù hợp với họ và có thể cạnh tranh về giá.
Những lựa chọn nội thất được cân nhắc từ các thương hiệu và nhà bán lẻ trực tuyến đáng tin cậy đang được người tiêu dùng New Zealand. Đại dịch COVID-19 tạo lập các nhu cầu mới nhưng cũng đồng thời cũng đặt ra các yêu cầu về chất lượng giao hàng, thanh toán và tư vấn.
Ngày càng người tiêu dùng lựa chọn dịch vụ “Tham quan showroom ảo (trực tuyến)” trước khi quyết định mua một đồ nội thất. Thậm chí, các nhà bán lẻ như Ambient Lounge cung cấp dịch vụ mẫu thử miễn phí và trả hàng với chi phí thấp - điều này làm giảm nguy cơ lựa chọn sai vải đồ bọc nội thất hoặc mua những sản phẩm có kết cấu không chính xác về số đo (chiều dài, chiều rộng) với không gian trong nhà.
Sự gia tăng c đồ nội thất mềm, đồ nội thất linh hoạt, đa năng cho trong nhà và ngoài trời ở New Zealand
Đại dịch dẫn đến những xoay chuyển trong lối sống và điều này cũng tương tự với đồ nội thất trong nhà. Ghế nhẹ có thể được di chuyển tự do giữa không gian ngoài trời và trong nhà đã trở thành những lựa chọn phong cách sống được nhiều người tìm kiếm hơn. Các loại vải đẹp như #Sunbrella cung cấp không gian sống trong nhà và ngoài trời phù hợp, ví dụ người tiêu dùng có thể giặt sạch dễ dàng những vết bẩn, màu vải không phai, chất lượng in nhuộm vừa đảm bảo tính thẩm mĩ, vừa an toàn và bảo vệ môi trường.
Đồ nội thất ngoài trời nhẹ như ghế sofa có cấu trúc phù hợp với những người phải làm việc ở nhà nhưng thi thoảng muốn thay đổi không khí bằng việc ngồi nghỉ hoặc làm việc ngoài sân vườn.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia thị trường, các nhà sản xuất nên cân nhắc cung ứng các loại đồ nội thất cần được làm bằng chất liệu bền để ở trong phòng khách cũng như trên ban công hoặc sân trong và trông đẹp trong mọi môi trường. Các sản phẩm này cũng có thể được di chuyển và sử dụng bởi các đối tượng khác nhau.