Xét cho cùng, mục đích của việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật thương mại điện tử, nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật thương mạ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC (Trang 25 - 27)

luật thương mại điện tử, nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật thương mại điện tử chính cũng chính là nhằm đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, đáp

24

ứng nhu cầu của xã hội cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế. Bởi vậy, nhiệm vụ nghiên cứu và đưa ra quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật để từ đó có những giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng và quyết định.

Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về thương mại điện tử ở nước ta cần tiếp cận và hài hòa hóa với các quy định của pháp luật các nước đồng thời cần tiếp cận với các chuẩn mực của quốc tế. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử cũng cần phải tính đến những đặc điểm văn hóa, thói quen của người Việt Nam và trình độ phát triển khoa học, công nghệ của nước ta. Ngoài ra, việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về thương mại điện tử đòi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, có lộ trình hợp lý, có sự quyết liệt cần thiết và thiết lập được sự ưu tiên cho hoạt động lập pháp và lập quy.

25

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Lê Văn Thiệp (2016)” Pháp luật về ảo vệ Người tiêu dùng trong Thương mại điện tử” Tạp chí Dân chủ & Pháp luật Số tháng 2 (287) năm 2016, tr 30-34.

2. Lê Văn Thiệp (2016) “Một số vấn đề về chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án- một số kiến nghị”.Tạp chí Kiểm sát số 5/2016 (Tháng 3/2016) tr 49-54.

3. Lê Văn Thiệp (2016) “Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử”. Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng 3(288) năm 2016, tr 22-24.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)