Ngoài các khoản chung nêu trên, người lao động còn được hưởng các quyền lợi tùy theo từng trường hợp cụ thể như sau:
18.2.1.Ngƣời lao động có thời gian công tác tại Trƣờngtừ 01 năm trở lên
Trường cấp Giấy nghỉ phép năm để đi thăm người thân trong nước khi vợ/chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ vợ/cha mẹ chồng, con ruột bị mất hoặc bị ốm đau tai nạn có Giấy bệnh viện xác nhận phải điều trị dài ngày.
Hồ sơ thanh toán bao gồm:
a. Giấy đề nghị thanh toán có chữ ký của Trưởng khoa, phòng, ban.
b. Giấy nghỉ phép của Trường cấp có xác nhận của chính quyền địa phương nơi CBVC đến nghỉ phép.
c. Giấy xác nhận của bệnh viện điều trị thân nhân (nếu bị ốm đau, tai nạn) hoặc Giấy chứng tử.
d. Vé tàu xe: Trường thanh toán tiền tàu xe đi phép (cả lượt đi và lượt về) cho CBVC chỉ 01 lần trong năm theo giá cước của các loại phương tiện vận tải quốc doanh thông thường như ô tô, tàu hỏa, tàu chạy ven biển ... Đối với tàu hỏa, Trường thanh toán theo giá vé thực tế nhưng không vượt quá giá cước ghế nằm hạng phổ thông. Nếu mua vé máy bay hoặc thuê xe du lịch riêng, Trường cũng chỉ thanh toán theo giá cước của các loại phương tiện vận tải quốc doanh thông thường. Tiền tàu xe nghỉ phép của năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó và chỉ được thanh toán khi CBVC thực sự có đi phép thăm thân nhân. Trường hợp CBVC không đi mà nhờ người khác xin chứng nhận để thanh toán hoặc đi nhờ phương tiện của cơ quan, đơn vị khác mà vẫn làm thủ tục thanh toán, nếu bị phát hiện CBVC đó phải hoàn lại kinh phí cho Trường.
18.2.2.Ngƣời lao động khi chuyển công tác khỏi Trƣờng
Người lao động chuyển công tác theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc của Đại học Quốc gia Tp.HCM sẽ được hưởng một khoản phụ cấp 150.000đ/năm. Thời gian được tính từ năm thứ 11 công tác tại Trường trở đi.
18.2.3. Ngƣời lao động tự bồi dƣỡng
Người lao động đi học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn theo nhiệm vụ công tác, nếu được Thủ trưởng đơn vị đề nghị và trình Hiệu trưởng ra quyết định, Trường hỗ trợ 100% học phí.
CBGD tập sự được hỗ trợ 100% học phí chứng chỉ Phương pháp giảng dạy đại học và Triết học trung cấp để hoàn tất hồ sơ tập sự. Kinh phí này được duyệt theo hình thức hoàn trả sau khi CBGD tập sự đã có được chứng chỉ và được đơn vị quản lý đề xuất. Trong vòng 02 năm sau khi kết thúc tập sự, nếu CBGD đơn phương kết thúc hợp đồng lao động, phải hoàn trả tòan bộ kinh phí hỗ trợ trên của Trường.
Người lao động khi đi học thạc sĩ , tiến sĩ các chương trình đào tạo trong nước (kể cả các chương trình liên kết) theo Quyết định của Hiệu trưởng được hỗ trợ theo mức học phí sau đai học (SĐH) của Trường Đại học Bách khoa (MhpSĐH) và được tính như sau HPSĐH = MhpSĐH x 500 tiết/học kỳ.
Được hỗ trợ 30% HPSĐH dành cho CB tập sự ( 1 năm)
Được hỗ trợ 50% HPSĐH học phí nếu đã công tác tại Trường từ năm thứ 02 đến hết năm thứ 10.
Được hỗ trợ 70% HPSĐH học phí nếu đã công tác tại Trường từ năm thứ 11 trở lên.
Lưu ý: Việc hỗ trợ này chỉ áp dụng cho các học kỳ chính thức trong chương trình đào tạo, (2 năm đối với bậc đào tạo thạc sĩ, 4 năm đối với bậc đào tạo tiến sĩ).
Khi người lao động hoàn tất khóa học đúng thời hạn, trở về Trường tiếp tục công tác (nếu học ở nước ngoài, phải có quyết định tiếp nhận của Hiệu trưởng): Được thưởng tương đương 01 Mtt đối với trường hợp tốt nghiệp thạc sĩ và 03 Mtt đối với trường hợp tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài hoặc trong nước .
18.2.4. Hiếu hỷ của ngƣời lao động
Khi người lao động xây dựng gia đình, Trường mừng một khoản bằng 01 hệ số theo mức lương cơ sở của nhà nước.
Khi có thân nhân (vợ hoặc chồng, tứ thân phụ mẫu, con ruột) không may qua đời, Trường trợ cấp một khoản bằng 01 hệ số theo mức lương cơ sở của nhà nước.
Bản thân người lao động qua đời, ngoài tiêu chuẩn chung của nhà nước, thân nhân người lao động được nhận một khoản là 04 hệ số theo mức lương cơ sở của nhà nước để phụ giúp gia đình mai táng. Trong trường hợp người lao động không có thân nhân, Trường tổ chức mai táng chu đáo.
Các khoản này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở của nhà nước và làm tròn.
18.3. Quyền lợi của ngƣời lao động khi nghỉ theo chế độ:
Người lao động trước khi nghỉ hưu theo chế độ, Trường hỗ trợ kinh phí tham quan du lịch theo kế hoạch của Trường tổ chức với mức tối đa bằng 10 hệ số theo mức lương cơ sở của nhà nước.
Vào dịp 20/11 và Tết Nguyên đán, Trường tặng quà tương đương 30% phần quà của người lao động đương nhiệm.
Khi người lao động đã nghỉ hưu qua đời, Trường phụ cấp cho thân nhân cán bộ đó một khoản tiền là 02 hệ số theo mức lương cơ sở của nhà nước.
Công chức và viên chức đã nghỉ hưu được Trường ký hợp đồng làm việc tại Trường được hưởng quyền lợi như đối với lao động hợp đồng Trường.
Điều 19. Đơn giá chuẩn
Mức thu học phí cơ bản, đơn giá chuẩn tính thu nhập tăng thêm hàng tháng, đơn giá chuẩn tính thu nhập tăng thêm năm, đơn giá chuẩn tính mức thù lao giảng dạy cho 01 tiết quy đổi, đơn giá tiền coi thi/kiểm tra, tiền chấm bài thi, đơn giá dịch vụ quản lý và phục vụ lớp học ngoài giờ, công tác của Ban Thanh tra giáo dục, đơn giá của hệ số tính phụ cấp trách nhiệm-quản lý được định mức theo quyết định của Hiệu trưởng tùy vào từng thời kỳ.
CHƢƠNG VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 20. Điều khoản áp dụng
Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và được áp dụng thay thế cho văn bản “Quy chế chi tiêu nội bộ” được ban hành theo Quyết định số 1862/QĐ-ĐHBK-KHTC ký ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-TP.HCM.
Việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của tất cả công chức, viên chức thuộc Trường được bắt đầu thực hiện theo “Quy định đánh giá xếp loại kết quả lao động của công chức, viên chức Trường Đại học Bách Khoa”. Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức, viên chức năm trước được dùng làm cơ sở cho việc xác định thu nhập tăng thêm trong năm sau liền kề của công chức, viên chức đó.
Điều 21. Nguyên tắc điều chỉnh Quy chế
Việc thay đổi nội dung của Quy chế này phải do Ban Kinh tế Trường đề xuất và được Hội đồng Trường thông qua.
Việc điều chỉnh, bổ sung Quy chế cho phù hợp với yêu cầu thực tế phát sinh, Hiệu trưởng sẽ ký quyết định bổ sung, điều chỉnh QC-CTNB căn cứ theo đề xuất của Ban Kinh tế Trường.
HIỆU TRƢỞNG
(đã ký)
Phụ lục 1. Quy định hệ số phụ cấp trách nhiệm-quản lý Bảng PL1. Hệ số phụ cấp trách nhiệm-quản lý TT CHỨC DANH Hệ số Quản lý chính quyền 1 Hiệu trưởng 15 2 Phó hiệu trưởng 10
3 Trưởng khoa-Phó trưởng khoa 8/7 – 5
4 Trưởng phòng-Phó trưởng phòng 8 – 5
5 Trưởng-Phó Trưởng Ban Giáo trình 4 – 2
6 Giám đốc– Phó Giám đốc Thư viện 5 – 3
7 Trưởng-Phó Ban QLDA đầu tư xây dựng 5 – 3
8 Trưởng-Phó VPĐD của Trường ĐHBK tại địa phương 5 – 2
9 Giám đốc-Phó GĐ Ký túc xá Bách khoa 6 – 3
10 Trưởng-Phó Ban quản lý mạng 5 – 3
11 TrưởngPhó Ban đảm bảo chất lượng 5 – 3
12 Trưởng-Phó Ban Thanh tra giáo dục 4 – 2
13 Trưởng-Phó Ban Thanh tra nhân dân 4 – 2
14 Giám đốc-Phó GĐ TT.Đào tạo BDCN 6 – 4
15 Giám đốc-Phó GĐ TT.HTSV & VL 5 – 2
16 Giám đốc-Phó GĐ TT.BDKT&VHBK 5 – 2
17 Giám đốc-Phó GĐ Trung tâm Ngoại ngữ 5 – 2
18 Giám đốc-Phó GĐ Văn phòng Đào tạo quốc tế 5 – 2
19 Chủ nhiệm-Phó chủ nhiệm bộ môn 3 – 1
20 Trưởng PTN, xưởng thực tập cấp khoa 2
21 Tổ trưởng-Tổ phó Bảo vệ 4 – 2
22 Hội đồng ngành-liên ngành đào tạo SĐH
+ Chủ tịch 30% hệ số
+ Thư ký 20% hệ số
+ Các ủy viên 50% hệ số
1-1.5
Quản lý công tác Đảng, đoàn thể
1 Bí thư Đảng ủy-Phó Bí thư Đảng ủy 12 – 8
2 Bí thư Chi bộ, Bí thư Đoàn khoa (Theo quy mô) 3 – 2
3 Chủ tịch Công đoàn Trường-Phó Chủ tịch 8 – 6
4 Chủ tịch CĐ bộ phận 3 – 2
5 Tổ trưởng CĐ trực thuộc 1
6 Bí thư Đoàn TN Trường-Phó bí thư 6 – 3
7 Chủ tịch Hội sinh viên Trường-Phó chủ tịch 4 – 2
8 Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Trường, Hội Cựu giáo chức 2
Quy định phân ngạch cán bộ quản lý để áp dụng cho Bảng 1-Mục 9.3 hệ số thu nhập tăng thêm:
Ngạch 0: Quản lý cấp cơ sở (Hệ số phụ cấp trách nhiệm < 4.0) được chi trả thu nhập tăng thêm theo nhóm CBGD hoặc CBNC tùy theo công việc chuyên môn chính.
Ngạch 1: Quản lý cấp trung (4.0 5.0) Ngạch 2: Quản lý cấp trung cao (6.0 8.0)
Ngạch 3: Quản lý cấp cao ( > 8.0)
Ghi chú:
1. Đối với CBVC kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì được hưởng hệ số chức vụ chính được giao và cộng thêm 50% hệ số kiêm nhiệm thứ nhất và 25% tổng hệ số kiêm nhiệm còn lại.
2. Dòng 3 cột “Hệ số” đối với Trưởng khoa có 2 mức tương ứng với quy mô của khoa: Khoa lớn và Khoa nhỏ. Khoa lớn là khoa thỏa ít nhất 02 trong 03 tiêu chí dưới đây, ngược lại là khoa nhỏ:
+ Số lượng SV khoa quản lý (tất cả các bậc hệ) ≥ 1000
+ Số lượng cán bộ cơ hữu ≥ 50
Phụ lục 2. Quy định về tính tiết quy đổi
PL2.1. Tính tiết quy đổi từ giờ giảng
(Dùng cho việc tính khối lượng giảng dạy theo giờ lên lớp, không áp dụng cho các loại hình thực
tập-thực hành-thí nghiệm, các đồ án và luận văn tốt nghiệp).
Số tiết quy đổi tính từ giảng dạy lý thuyết được tính theo công thức:
TQĐ = TT*(KLP+ KHH+ KLĐ+ KĐĐ + KBS + KMG) Trong đó: TT: tiết dạy thực KLP: hệ số lớp giảng dạy KHH: hệ số học hàm KLĐ: hệ số lớp đông KĐĐ: hệ số địa điểm KBS: hệ số bổ sung KMG: hệ số mời giảng 1. Hệ số lớp giảng dạy (KLP) Bảng PL2.1: Hệ số lớp Hệ đào tạo Hệ số lớp (KLP) Sau đại học 2,0 Đại học 1,6 Cao đẳng 1,4
Các lớp ngoài nghĩa vụ Giao cho đơn vị mở lớp điều tiết các hệ số trong tỷ lệ % được chi bồi dưỡng giảng dạy theo quy định trong Phụ lục 4.
2. Hệ số học hàm (KHH): quy đổi khối lượng giờ lên lớp tính theo chức danh, học hàm, học vị. Hệ số này chỉ được tính cho số giờ giảng dạy lý thuyết (theo QĐ số 1046/QĐ-ĐHBK-ĐT, ngày 10/8/2011).
Bảng PL2.2: Hệ số học hàm
Học hàm – học vị Hệ số (KHH)
Giáo sư 0.6
Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học 0.5
Giảng viên chính Tiến sĩ 0.4
Tiến sĩ , Giảng viên chính Thạc sĩ, 0.3
Giảng viên (biên chế), Thạc sĩ 0.1
Chưa xếp loại chức danh 0.0
3. Hệ số lớp đông(KLĐ): Hệ số Quy đổi khối lượng giờ lên lớp theo sĩ số sinh viên (X)
Bảng PL2.3: Hệ số Lớp đông (Làm tròn tới 0,1)
Hệ đào tạo Cách tính Quy ƣớc
Đại học và cao đẳng (hạn chế không mở lớp dưới 15 sinh viên) KLĐ = X/200– 0,2 0 KLĐ 1,6 Tính bằng 1,6 khi công thức tính cho giá trị > 1,6.
Sau đại học (hạn chế không mở lớp dưới 5 học viên)
4. Hệ số địa điểm (KĐĐ): Hệ số Quy đổi khối lượng giờ lên lớp theo địa điểm giảng dạy
Bảng PL2.4 Hệ số Địa điểm
Địa điểm Hệ số Địa điểm(KĐĐ)
Cơ sở 1 (Lý Thường Kiệt) 0
Cơ sở 2 (Dĩ An) 0,3
Cơ sở địa phương (Khoảng cách dưới 150km) 0,4
Cơ sở địa phương (Khoảng cách từ 151km-300km) 0.5
Cơ sở địa phương (Khoảng cách từ 300km) 0.6
5. Hệ số bổ sung (KBS): Dành cho các loại hình đào tạo đặc biệt được quy định riêng.
6. Hệ số mời giảng (KMG)
Áp dụng cho CBGD diện mời giảng do Hiệu trưởng ký giấy mời hoặc ủy quyền cho Trưởng PĐT, Trưởng PĐTSĐH ký giấy mời. Các đơn vị quản lý môn học làm thủ tục mời giảng trong điều kiện không đáp ứng việc phân công giảng dạy hoặc môn học đó không có CBGD. Ngoài các hệ số được tính như CBGD của Trường, cán bộ mời giảng được tính thêm hệ số
KMG =0,3 (không áp dụng đối với CBGD thuộc các Trường thành viên ĐHQG)
PL2.2. Tính tiết quy đổi từ các hoạt động đào tạo khác
Bảng PL2.5: Quy đổi hoạt động đào tạo khác
Công việc Đơn vị
tính
Tiết quy đổi
Hướng dẫn bài tập lớn (Số tiết bài tập, TH trừ đi 5 tiết khi tính KLGD)
1 SV 0,5
Hướng dẫn thực tập ngoài Trường
(40% cho GVHD, 60% cho công tác tổ chức)
1 SV 2,0/1TcHP
+0,5/TcHP khi TT tại các địa phương xa hơn 150 km Hướng dẫn sinh viên làm đồ án môn học/học kỳ
(ĐAMH kiến trúc có Quy định riêng)
1 SV 2,0/1Tc
Hướng dẫn sinh viên làm luận văn tốt nghiệp đại học (chính quy, bằng 2)
1 luận văn Từ SV thứ 1 đến 8: 22
Từ SV thứ 9 đến 15 : 15
Từ SV thứ 16 trở lên: 6 Hướng dẫn sinh viên làm luận văn tốt nghiệp
cao đẳng 1 luận văn Từ SV thứ 1 đến 8: 12 Từ SV thứ 9 đến 15 : 7,5
Từ SV thứ 16 trở lên: 3 Hướng dẫn sinh viên làm tiểu luận sau đại học
(theo đề cương môn học 15 tiết)
1 SV Từ SV thứ 1 đến 30: 1,5
Từ SV thứ 31 đến 45 : 1,0
Từ SV thứ 46 trở lên: 0,5
Hướng dẫn đề cương luận văn thạc sĩ 1 đề
cương
5
Hướng dẫn chuyên đề tiến sĩ 1 NCS 10
Hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cao học 1 khóa
luận
Hướng dẫn luận văn thạc sĩ 1 luận văn Theo phương thức GD môn học: 60
Theo phương thức NC: 100
Hướng dẫn luận án tiến sĩ 1 năm học
đối với 1 NCS
120
Tổ chức ôn thi, hướng dẫn SV đi thi Olympic 1 đội tuyển (1 môn thi)
120
Bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm (GVCN) 60 SV có
đăng ký học
Học kỳ chính thức: 42
Học kỳ hè: 21
Bảng PL2.6. Quy đổi khối lượng giảng dạy của các Hội đồng đánh giá trong chương trình đào tạo
Loại hình đánh giá Đơn vị tính Tiết quy đổi
Phản biện Hội đồng
Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp đại học SV 4 4
Hội đồng đánh giá tiểu luận tốt nghiệp cao đẳng SV 3 3
Đánh giá chuyên đề nghiên cứu, đề cương LV thạc sĩ HV -- 5
Hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp cao học (1 Chủ tịch và 2 thành viên)
HV -- 24
Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ HV 20 22
Hội đồng đánh giá chuyên đề tiến sĩ (CĐTS). NCS -- 20
Hội đồng đánh giá LATS cấp cơ sở NCS 60 90
Phản biện độc lập LATS LA 30
Hội đồng đánh giá LATS cấp nhà nước NCS 90 75
Ghi chú:
1. Hướng dẫn thực hành tại xưởng, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, hoặc khu vực có cơ sở vật chất trong Trường phải được chuẩn bị và có giới hạn số lượng SV thực hành theo nhóm, tiết quy đổi được tính theo công thức sau:
Tqđ = Tt * X/N * (α1 + α2)
Trong đó:
Tt: số tiết thực hành theo kế hoạch (tiết thực ghi trong đề cương môn học) X: tổng số sinh viên thực hành thí nghiệm (theo thời khóa biểu)
N: số sinh viên của một nhóm thực hành thí nghiệm chuẩn N = 15SV/nhóm đối với bậc cao đẳng và đại học N = 10HV/nhóm đối với bậc cao học
Trường hợp X/N < 1 thì tính bằng 1
α1: hệ số dành cho cán bộ hướng dẫn thực hành thí nghiệm
α2: hệ số dành cho việc bảo trì và chuẩn bị thực hành thí nghiệm do Trưởng phòng thí nghiệm điều phối
Bậc cao đẳng, đại học: α1 = 0.8; Bậc sau đại học: α1 = 1.2
Bậc cao đẳng, đại học: α2 = 0.2; Bậc sau đại học: α2 = 0.3
Phụ lục 3. Phân bổ nguồn thu học phí trong kế hoạch nghĩa vụ
Bảng PL3. Bảng phân bổ nguồn thu học phí trong kế hoạch nghĩa vụ
STT Nguồn thu - Loại hình đào tạo
trong kế hoạch nghĩa vụ
Điều tiết về ĐHQG-