Mm c¸t vµng ®Çm chÆt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước, ứng dụng trong công trình giao thông TT (Trang 25 - 28)

TT Thời điểm xác định Vị trí xác định Hệ số thoát nước, mm/s Ghi chú

7 07/03/2020 Đường đi 4,2 6 tháng sau thi công

8 07/03/2020 Bãi đỗ xe 4,1 6 tháng sau thi công

9 07/03/2020 Đường đi bộ 4,5 6 tháng sau thi công

Bảng 5.2 Kết quả kiểm tra cường độ nén tại hiện trường

TT Thời điểm xác định Vị trí xác định Cường độ nén, MPa Ghi chú

1 29/08/2019 Đường đi 24,3 28 ngày sau thi công

2 29/08/2019 Bãi đỗ xe 22,6 28 ngày sau thi công

3 29/08/2019 Đường đi bộ 23,1 28 ngày sau thi công

4 05/11/2019 Đường đi 24,4 3 tháng sau thi công

5 05/11/2019 Bãi đỗ xe 23,8 3 tháng sau thi công

6 05/11/2019 Đường đi bộ 23,7 3 tháng sau thi công

7 07/03/2020 Đường đi 23,8 6 tháng sau thi công

8 07/03/2020 Bãi đỗ xe 23,2 6 tháng sau thi công

9 07/03/2020 Đường đi bộ 23,9 6 tháng sau thi công

Các kết quả kiểm tra BTRTN trên mô hình thử nghiệm cho thấy: các tính chất của BTRTN phù hợp làm lớp áo mặt đường có tải trọng nhẹ (đường cấp IV, V, VI), bãi đỗ xe, gạch block. Sau 6 tháng thử nghiệm cường độ nén tại hiện trường đạt 20,0 MPa, hệ số thoát nước đạt 4,0 mm/s.

KẾT LUẬN

Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã thực hiện, luận án đưa ra một số kết luận như sau:

1. Luận án đã chế tạo thành công BTRTN có cường độ nén Rn≥20,0 MPa, hệ số thoát nước Kt≥4,0 mm/s, cường độ kéo khi uốn Rku≥4,0 MPa khi sử dụng tổ hợp 2 loại phụ gia khoáng FA-SF kết hợp với phụ gia siêu dẻo ACE 388 trong điều kiện Việt Nam.

2. Đã tìm ra quy luật khoa học về ảnh hưởng của từng loại phụ gia khoáng (SF, FA), hỗn hợp cả 2 loại phụ gia khoáng kết hợp với phụ gia siêu dẻo ACE 388 tới độ nhớt của hồ CKD và cường độ của đá CKD. Trên cơ sở đó đề xuất hỗn hợp CKD sử dụng chế tạo BTRTN là 70% xi măng kết hợp với 10%SF và 20%FA.

3. Đã tìm ra quy luật khoa học về ảnh hưởng của độ nhớt hồ CKD tới chiều dày hồ CKD lớn nhất của bọc xung quanh bề mặt hạt cốt liệu trong BTRTN. Khi độ nhớt hồ CKD trong khoảng (19-354)

mmPa.s thì chiều dày hồ CKD lớn nhất bọc xung quanh bề mặt hạt CLL là:

Với cốt liệu (5-10) mm, chiều dày đạt δ=(0,243-0,710)mm Với cốt liệu (10-20) mm, chiều dày đạt δ=(0,297-0,821)mm 4. Đã tìm ra quy luật khoa học về ảnh hưởng của cường độ đá CKDtới

cường độ BTRTN. Khi cường độ đá CKD nhỏ hơn 110 MPa, cường độ BTRTN tỷ lệ thuận với cường độ đá CKD, tuy nhiên cường độ BTRTN nhỏ hơn nhiều cường độ đá CKD: khi cường độ đá CKDtrong khoảng (77-108) MPa, tại độ rỗng thiết kế 20% với CLL (5-10)mm cường độ BTRTN đạt (17,2-29,8) MPa. Khi cường độ CKDlớn hơn 110 MPa, lúc này vùng liên kết giữa CKD-CLL lớn hơn cường độ CLL, mẫu bị phá hủy tại các hạt CLL cường độ BTRTN không tăng.

5. Bằng phương pháp phân tích hình ảnh sử dụng phần mềm ImageJ, với 11 mặt cắt theo chiều cao đối với mẫu hình trụ 100×200 mm. Luận án đánh giá được ảnh hưởng của độ nhớt hồ CKDtới phân bố độ rỗng theo chiều cao, khi độ nhớt hồ CKD nhỏ BTRTN xảy ra hiện tượng tách hồ, theo kết quả phân tích nên sử dụng hồ CKD có độ nhớt tối thiểu là 60 mmPa.s trong chế tạo BTRTN. Phương pháp này cũng cho phép xác định được phân bố lỗ rỗng theo kích thước và kích thước lỗ rỗng trung bình: tại độ rỗng thiết kế 20%, với CLL (5-10) mm có dtb=5,9 mm; với CLL (10-20) mm có dtb=9,38 mm. 6. Với việc bổ sung thêm 4%, 7% và 10% CLN luận án đã tìm ra quy

luật khoa học về ảnh hưởng của chúng tới một số tính chất của BTRTN như cường độ, hệ số thoát nước, độ co. Các kết quả cho thấy khi sử dụng thêm CLN sẽ làm tăng cường độ, nhưng cũng làm giảm đáng kể hệ số thoát nước. Với 10% CLN thì cường độ nén tăng thêm khoảng 24%, còn hệ số thoát nước lại giảm khoảng 50%.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyen Van Dong, Pham Huu Hanh, Nguyen Van Tuan, Phan Quang Minh, Nguyen Viet Phuong. The effect of mineral admixture on the properties of the binder towards using in making pervious concrete. Cigos 2019, Innovation for Sustainable Infrastructure; Proceedings of 5th International Conference on Geotechnics, Civil Engineering Works and Structures, 2019. 2. Nguyễn Văn Đồng, Phạm Hữu Hanh, Nguyễn Văn Tuấn. Ảnh

hưởng của lượng dùng cốt liệu nhỏ đến một số tính chất của bê tông rỗng thoát nước. Tạp chí Nghiên cứu và phát triển vật liệu xây dựng, số 3/2020, ISSN 1859 – 381X, trang 39-42, 2020. 3. Nguyễn Văn Đồng, Phạm Hữu Hanh. Ảnh hưởng của độ nhớt hồ

CKDtới cấu trúc của bê tông rỗng thoát nước”. Tạp chí Vật liệu & Xây dựng, số 1/2021, ISSN 1859 – 381X, trang 41-45, 2021.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước, ứng dụng trong công trình giao thông TT (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)