Hướng dẫn về nhà: Học thuộc lòng đoạn trích.

Một phần của tài liệu DAY THEM VAN 9 (Trang 25 - 29)

- Học thuộc lòng đoạn trích.

- Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật. - Chuẩn bị ôn đoạn trích : Cảnh ngày xuân.

***************************************

Ngày soạn: 15/9/2014

BUỔI 9

ÔN: CHỊ EM THÚY KIỀU (t)

Nguyễn Du

A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:

- Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phẩm - Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho HS.

B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định.2. KTBC. 2. KTBC. 3. Ôn tập.

Câu 7: Trong hai bức chân dung của Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào

nổi bật hơn, vì sao ?

- Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ để ca ngợi cả hai chị em Thúy vân, Thúy Kiều nhưng đậm nhạt khác nhau ở mỗi người, rõ ràng bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn.

Chân dung Thuý Vân Chân dung Thuý Kiều

- Dùng 4 câu thơ để tả Vân.

- Với Vân chỉ tả ngoại hình theo thủ pháp liệt kê.

- Với Vân chỉ tả sắc.

- Miêu tả chân dung Thuý Vân trước để làm nổi bật chân dung Thuý Kiều.

- 12 câu để tả Kiều

- Đặc tả đôi mắt của Kiều theo lối điểm nhãn vẽ - vẽ hồn cho nhân vật, gợi nhiều hơn tả - với Kiều tả cả sắc, tài, tâm.

Tóm lại:

- Đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du tập trung miêu tả các chi tiết trên khuôn mặt nàng bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật liệt kê -> Thuý Vân xinh đẹp, thùy mị đoan trang, phúc hậu và rất khiêm nhường.

- Đặc tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của tài và sắc. + Tác giả miêu tả khái quát: “Sắc sảo mặn mà”.

Một vừa hai phải ai ơi Tài tình chi lắm…

+ Đặc tả vẻ đẹp đôi mắt: vừa gợi vẻ đẹp hình thức, vừa gợi vẻ đẹp tâm hồn (hình ảnh ước lệ). + Dùng điển cố “Nghiêng nước nghiêng thành” diễn tả vẻ đẹp hoàn hảo có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

+ Tài năng: phong phú đa dạng, đều đạt tới mức lý tưởng.

- Cái tài của Nguyễn Du biểu hiện ở chỗ miêu tả ngoại hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp tính cách và tâm hồn. Và đằng sau những tín hiệu ngôn ngữ lại là dự báo về số phận nhân vật.

+ "Thua, nhường" -> Thuý Vân có cuộc sống êm đềm, suôn sẻ.

+ "Hờn, ghen" -> Thuý Kiều bị thiên nhiên đố kỵ, ganh ghét -> số phận long đong, bị vùi dập.

Câu 8: Cảm hứng nhân đạo của tác giả Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích:

- Trong truyện Kiều, một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo là việc ca ngợi, đề cao những giá trị, phẩm chất của con người như nhan sắc, tài hoa, nhân phẩm, khát vọng, ý thức về thân phận, nhân phẩm cá nhân.

- Một trong những ví dụ điển hình của cảm hứng nhân đạo ấy là đoạn trích "Chị em Thuý Kiều". Nguyễn Du sử dụng những hình ảnh đẹp nhất, những ngôn từ hoa mĩ nhất để miêu tả vẻ đẹp con người, phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca giá trị con người. Tác giả còn dư cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Kiều. Đó chính là cảm hứng nhân văn cao cả của Nguyễn Du xuất phát từ lòng đồng cảm sâu sắc với mọi người.

Câu 9: So sánh đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” với trích đoạn trong “Kim Vân Kiều truyện”

- Nếu như Thanh Tâm Tài Nhân kể về hai chị em Thuý Kiều bằng văn xuôi thì Nguyễn Du miêu tả họ bằng thơ lục bát.

- Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu là kể về hai chị em Kiều; còn Nguyễn Du thì thiên về gợi tả sắc đẹp Thuý Vân, tài sắc Thuý Kiều.

- Thanh Tâm Tài Nhân tả Kiều trước, Vân sau: “Thuý Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà

sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả”. Đọc lên ta cảm giác như tác giả tập trung vào

Vân hơn, hình ảnh của Vân nổi bật hơn. Ngay ở đoạn giới thiệu đầu truyện, hình ảnh Kiều cũng không thật sự nổi bật. Còn Nguyễn Du tả Vân trước làm nền tô đậm thêm vẻ đẹp của Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy.

- Khi miêu tả, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng đến tài năng của Kiều, qua việc miêu tả ngoại hình, tài hoa còn thể hiện được tấm lòng, tính cách và dự bảo được số phận nhân vật. Thanh Tâm Tài Nhân không làm được điều đó, bút pháp cá thể hoá nhân vật của ông không rõ nét bằng của Nguyễn Du.

Nhưng sự khác biệt này đã giải thích vì sao cùng một cốt chuyện mà “Kim Vân Kiều truyện” chỉ là cuốn sách bình thường, vô danh còn “Truyện Kiều” được coi là một kiệt tác, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ là tác giả không có danh tiếng, ít người biết đến trong khi Nguyễn Du là một tác giả lớn, một đại thi hào.

4. Hướng dẫn về nhà :- Học thuộc lòng đoạn trích. - Học thuộc lòng đoạn trích.

- Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật. - Chuẩn bị ôn đoạn trích : Cảnh ngày xuân.

***************************************

Ngày soạn: 20/9/2014

BUỔI 10

ÔN: CẢNH NGÀY XUÂN

Nguyễn Du

A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:

- Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phẩm - Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho HS.

B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định.2. KTBC. 2. KTBC. 3. Ôn tập.

Vị trí: “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ tả cảnh ngày mùa xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều, nằm sau đoạn tả tài sắc hai chị em Kiều, trước đoạn Kiều gặp nấm mộ

Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đoạn trích là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, náo nhiệt.

Câu 3: Kết cấu đoạn trích: theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.

+ Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.

+ Tám câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh. + Sáu câu cuối: cảnh chị em Kiều du xuân trở vể.

Câu 4: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.

Giá trị nội dung của “Cảnh ngày xuân”: là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, trong

sáng và lễ hội mùa xuân tưng bừng, náo nhiệt.

Giá trị nghệ thuật: sử dụng nhiều hình ảnh đắt giá, sáng tạo; nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và

cũng là tâm trạng con người; bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.

Câu 5: Giải nghĩa từ ngữ:

- Thanh minh: tiết vào đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ, trong trẻo, người ta đi tảo mộ, tức là đi viếng và sửa sang lại phần mộ người thân.

- Đạp thanh: dẫm lên cỏ xanh. - Tài tử giai nhân: trai tài, gái sắc.

- Áo quần như nêm: nói người đi lại đông đúc, chật như nêm.

Câu 6: Thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:

a. Bốn câu thơ đầu: Tác giả miêu tả cảnh vật với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.

- Hai câu đầu là hình ảnh khái quát về một ngày xuân tươi đẹp với hình ảnh cánh én chao liệng trên bầu trời thanh bình tràn ngập ánh xuân tươi tắn trong sáng. Đồng thời, nhà thơ cũng ngỏ ý ngày xuân qua nhanh quá nhưng “con én đưa thoi”, chín mươi ngày xuân mà nay “đã ngoài sáu

mươi”.

- Hai câu thơ tiếp theo mới thực là bức tranh tuyệt mĩ: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê

trắng điểm một vài bông hoa”. Đây chỉ là chân dung của cảnh ngày xuân, chỉ giản đơn có cỏ

xanh, hoa trắng mà đủ cảnh, đủ màu, làm hiện lên cả một không gian mùa xuân kháng đạt. Ở đây, Nguyễn Du học tập hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích - Lê chi sổ điểm

hoa”, nhưng khi đưa vào bài thơ của mình, tác giả đã rất sáng tạo. Câu thơ Trung Quốc dùng

hình ảnh “cỏ thơm” (phương thảo) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay bằng “cỏ xanh” thiên về màu sắc. Đó là màu xanh nhạt pha với vàng chanh tươi tắn hợp với màu lam trong snág của nền trời buổi chiều xuân làm thành gam nền cho bức tranh, trên đó điểm xuyết những đốm trắng hoa lê. Bức tranh dung hoà những sắc độ lạnh mà bên trong vẫn rạo rực sức sống tươi mới của mùa xuân. Chữ “trắng” đảo lên trước tạo bất ngờ sự mới mẻ, tinh khôi, thanh khiết như kết tinh những tinh hoa của trời đất. Chữ “điểm” gợi bàn tay người hoạ sĩ vẽ nên thơ nên hoa, bàn tay tạo hoá tô điểm cho cảnh xuân tươi, làm bức tranh trở nên có hồn, sống động.

- Hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du quả là tuyệt bút! Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả. Tác giả đã rất thành công trong bút pháp nghệ

thuật kết hợp giữa tả và gợi. Qua đó, ta thấy tâm hồn con người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên, nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên.

Một phần của tài liệu DAY THEM VAN 9 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w