Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 30/06/2016
4. Thuế và các khoản phải nộp 342.194.806 689.528.184 589.225.763
5. Phải trả người lao động 461.079.866 2.083.681.639 3.478.321.862
6. Chi phí phải trả 17.960.000 1.060.000.000 1.060.000.000
7. Các khoản phải trả, phải nộp
khác 2.330.536.511 1.976.978.030 1.777.308.531
8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 20.538.395 77.713.663 440.351.956
Nợ dài hạn 738.746.953 987.304.966 1.157.351.217
1. Doanh thu chưa thực hiện 738.746.953 987.304.966 1.157.351.217
Nguồn: BCTC kiểm toán 2015 và BCTC 6T/2016 của CTCP Dược và Vật tư y tế Thái Nguyên.
VII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ Y TẾ THÁI NGUYÊN THÁI NGUYÊN
1. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
1.1.Vị thế của công ty trong ngành
Công ty cổ phần Dược và Vật tư y tế Thái Nguyên là công ty con của Công ty cổ phần
Traphaco. Với lợi thế về sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ mọi mặt của Traphaco và mạng lưới chi nhánh với vị trị trung tâm tại các thành phố, thị trấn nên công ty đã tạo dựng được một vị thế nhất định trong ngành.
Tuy nhiên, Công ty còn phải đối đầu với khá nhiều những khó khăn và trở ngại. Do vậy, ban lãnh đạo Công ty cũng đang từng bước tiến hành cải cách về bộ máy quản lý, sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động.
1.1Triển vọng phát triển và các nhân tố ảnh hưởng của ngành
Ngành dược phẩm là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với chức năng sản
xuất thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người. Do nhu cầu cải thiện sức khỏe ngày càng cao, ngành dược vẫn tăng trưởng ổn định bất chấp nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn. Trong điều kiện lạm phát cao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí tài chính tăng, giá thuốc cũng tăng tương ứng theo đà tăng CPI mặc dù có sự điều tiết của nhà nước. Do đó, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp dược vẫn được đảm bảo. Có thể nói, ngành dược là một trong những ngành ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của kinh tế vĩ mô.
CTCP DƯỢC VÀ VẬT TƯ Y TẾ THÁI NGUYÊN BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN
Thị trường dược phẩm chia thành 2 phân khúc chính là đông dược và tây dược. Phân
khúc sản xuất đông dược chỉ chiếm 0,5% đến 1,5% giá trị sản xuất toàn ngành. Đa phần nguyên vật liệu trôi nổi trên thị trường đều nhập từ Trung Quốc. Mức độ cạnh tranh trong ngành đông dược rất gay gắt với nhiều nhà sản xuất nhỏ lẻ. Tuy nhiên, rất ít công ty đông dược đạt chuẩn GMP-WHO về thực tiễn sản xuất tốt. Khi đạt chuẩn GMP-WHO, điều đó đồng nghĩa với việc tất cả các dược liệu sản xuất thuốc phải có thông tin chi tiết về nguồn cung cấp, phương pháp thu hái, chế biến và bảo quản. Việc mua dược liệu ban đầu phải có hợp đồng với người cung cấp, ghi rõ nơi trồng, chất lượng và cả quá trình thu hái, sơ chế, bảo quản. Thêm nữa, cơ sở nhà xưởng phải tách biệt, kể cả việc di chuyển của nhân viên và trang thiết bị, các quy trình được kiểm soát chặt chẽ đến tận khâu bảo quản. Như vậy, nhìn về góc độ cạnh tranh, những doanh nghiệp đạt chuẩn GMP-WHO đang có lợi thế lớn về uy tín so với các doanh nghiệp chưa đạt chuẩn trong ngành.
Đối với phân khúc tân dược, tuy không phải chịu mức độ cạnh tranh trong nước cao nhưng các doanh nghiệp lại chịu sự cạnh tranh từ nước ngoài. Hiện tại, người tiêu dùng vẫn thích các sản phẩm thuốc ngoại nhập. Hiện tại, thuốc tây dược mới đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu dùng thuốc trong nước. Sở dĩ khả năng cạnh tranh còn kém là do các doanh nghiệp trong nước mới sản xuất được các sản phẩm thuốc phổ thông như vitamin, thực phẩm chức năng, chưa có nhiều thuốc đặc trị và biệt dược. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp dược đang có xu hướng phát triển theo bề sâu thông qua việc đầu tư trang thiết bị, công nghê, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, phát triển (R&D), các hoạt động phát triển mạng lưới và quảng bá sản phẩm.
2. Định hướng phát triển của Công ty
Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức, cơ cấu lại nhân lực của bộ máy quản lý. Áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại để tăng năng suất lao động.
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại, xây dựng đội ngũ nhân lực theo hướng chuyên nghiệp
Mở rộng thị trường ra ngoài hệ thống của Công ty thông qua việc hợp tác với các nhà cung cấp để phân phối độc quyền trên thị trường Thái Nguyên. Mạnh dạn khai thác các địa bàn ngoại tỉnh.
Tăng cường tìm kiếm, hợp tác với các nhà sản xuất, nhập khẩu trực tiếp để đa dạng mặt hàng tham gia đấu thầu
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, đảm bảo chủ động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
Chủ động bám sát kế hoạch sản xuất, kinh doanh; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để
CTCP DƯỢC VÀ VẬT TƯ Y TẾ THÁI NGUYÊN BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN
3. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức có cổ phần được chào bán chào bán
Không có.
4. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan tới công ty mà có thể ảnh hưởng đến giá cả cổ phần chào bán
Không có.