Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, biết làm việc theo nhóm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lựa chọn và lắp đặt đường ống dẫn môi chất lạnh và các thiết bị liên quan (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) (Trang 47 - 50)

Nội dung bài:

9.1 Tại sao phải điều khiển năng suất hệ thống lạnh

95% tất cả hao mòn trong máy nén và các thành phần xảy ra khi khởi động. Do đó điều quan trọng là phải giữ cho máy nén hoạt động càng lâu càng tốt

Máy nén dừng và khởi động liên tục thì hệ thống sử dụng năng lượng và điện nhiều

Hầu hết các sự cố của hệ thống lạnh xảy ra do việc dừng vàkhởi động máy liên tục

Trong tất cả hệ thống cơ điện lạnh công suất của máy nén phải hút được hơi từ thiết bị bay hơi ở mức tương tự như lượng hơi được tạo thành từ hoạt động sôi của môi chất lạnh lỏng

Nếu môi chất lạnh bay hơi nhanh hơn so với lượng hơi máy nén hút được khi đó lượng hơi dư thừa sẽ tích tụ trong thiết bị bay hơi và làm tăng áp suất

thiết bị bay hơi, tăng nhiệt độ sôi của môi chất lạnh

Nếu công suất máy nén quá lớn sẽ hút nhiều hơi từ thiết bị bay hơi, giảm nhanh nhiệt độ và áp suất bay hơi của môi chất lạnh trong thiết bị bay hơi

Điều khiển năng suất hệ thống lạnh

Có một số phương pháp được sử dụng để điều khiển công suất máy nén. Như - Phân đoạn máy nén

- Hệ thống nhiều máy nén - Giảm tải xi lanh máy nén - Hệ thống giảm tải theo khối - Đường tắt gas nóng

- Phương pháp giảm tải khác nhau cho các loại máy nén khác nhau - Điều khiển tốc máy nén

9.2 Phân đoạn máy nén

Hình 9.1 Hệ thống nhiều máy nén

Một số máy nén lắp song song, thường xuất hiện trong các thiết bị ở siêu thị, còn gọi là Rack (khung giá)

Khi tải thay đổi, máy nén được đưa vào chu kỳ chạy hoặc là chu kỳ dừng máy.

Nếu nhiều máy nén có các công suất khác nhau được sử dụng, thì sẽ xuất hiện nhiều giá trị tổng công suất máy nén do các cách kết hợp chu kỳ khác nhau của các máy nén.

Kết hợp chu kỳ nhiều máy nén là hình thức điều khiển cơ bản. Thông thường chỉ sử dụng cho các hệ thống nhỏ vì lý do năng lượng tiêu thụ gia tăng từ việc định chu kỳ các máy nén.

9.3 Đường tắt ga nóng

Một phương pháp duy trì áp suất hút của máy nén (tạo ra một tải giả) trong một quá trình tải nhẹ, điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng một van điều chỉnh cho phép hơi đường đẩy đi vào phía hạ áp của hệ thống (ưu tiên đi vào dàn bay hơi) để giảm quá nhiệt ở đường hút.

Hình 9.2 Bypass đường gas nóng

Nhược điểm của phương pháp này là không bao giờ có giảm tải hoặc rất ít giảm tải. Không giảm bớt yêu cầu về năng lượng máy nén và nếu không áp dụng đúng sẽ gây ra một quá nhiệt trong đường hút dẫn tới máy nén bị quá nóng.

Một phương pháp thay thế là cho hơi đường đẩy đi qua đường tắt trực tiếp vào đường hút thông qua một van điều chỉnh. Để giảm quá nhiệt hút, cần có sự phun chất lỏng.

9.4 Giảm tải xi lanh máy nén

Hoạt động của bộ giảm tải phát động bởi áp suất đẩy

Áp suất đẩy được sử dụng để đẩy lưỡi gà van hút ra khỏi đĩa van

Một phương pháp để giảm tải xy lanh là ấn van hút của xy lanh hoặc các xy lanh tới trạng thái không nạp để chúng giữ ở vị trí mở trong suốt hành trình nén, cho phép hơi hút được hút vào trong xy lanh trong hành trình nén được quay trở về phía hút của máy nén.

Các máy nén sử dụng phương pháp này trên khi khởi động để giảm lượng dòng điện khởi động khi máy nén khởi động ở điều kiện không tải.

Bộ giảm tải thủy lực

Sử dụng áp suất dầu hệ thống để đẩy lưỡi gà van hút ra khỏi đĩa van Bộ giảm tải thủy lực sử dụng một hệ thống phức tạp các thanh nâng và đòn bẩy để nâng ống bao xy lanh cũng như các van để cho phép hơi bên trên pittông chảy ngược vào phía hạ áp/phía hút của máy nén. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình Lựa chọn và lắp đặt đường ống dẫn môi chất lạnh và các thiết bị liên quan (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) (Trang 47 - 50)