Thực hành lắp đặt thang máng cáp

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp đặt hệ thống chiếu sáng (Trang 29 - 36)

6.1. Thc hành

- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc

- Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em.

6.2. Đánh giá kết quả

Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng lắp đăth thang máng cáp, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:

- Thang – máng cáp phải được lắp đặt chắc chắn.

- Các thiết bịđặt đúng theo kích thước của bản vẽsơ đồ lắp ráp - Thang – máng cáp đảm bảo các điều kiện về an toàn.

Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Để gia công lắp đặt kẹp ống ta sử dụng dụng cụnào sau đây để gia công lỗ lên trần hoặc tường?

A. Máy laze; B. Máy khoan sắt;

C. Máy khoan - đục bê tông; D. Máy cắt cầm tay;

Câu 2: Để tạo rãnh lên trần hoặc tường ta dùng dụng cụnào sau đây? A. Máy cắt cầm tay;

B. Máy laze;

C. Máy khoan - đục bê tông; D. Máy khoan sắt;

Câu 3: Đểgia công rãnh đã cắt lên trần hoặc tường ta dùng dụng cụnào sau đây? A. Máy laze;

B. Máy khoan - đục bê tông; C. Máy khoan sắt;

D. Máy cắt cầm tay;

Câu 4: Trong kỹ thuật lắp đặt mạch đèn cầu thang có bao nhiêu kiểu lắp đặt?

A. 4; B. 1; C. 2; D. 3;

Câu 5: Nối đất vỏ thiết bị nhằm mục đích: A. Làm tăng điện trở cách điện của thiết bị. B. Làm giảm nhỏ nhất dòng điện chạm đất; C. Làm giảm nhỏ nhất dòng điện chạm vỏ;

D. Làm giảm nhỏnhất dòng điện qua người khi người chạm vào thiết bị chạm vỏ; Câu 6: Trong mạch chuông điện sử dụng khí cụđiện nào điều khiển chuông?

A. Nút ấn đơn thường mở; B. Nút ấn đơn thường đóng; C. Công tắc 2 cực; D. Nút ấn kép;

Câu 7: Nguyên tắc cơ bản khi lắp đặt các mạch đèn như thế nào?

A. Dây pha trực tiếp vào đèn, dây trung tính qua công tắc để điều khiển; B. Lắp đặt dây pha hoặc dây trung tính qua công tắc điều khiển đều được; C. Dây trung tính trực tiếp vào đèn, dây pha qua công tắc đểđiều khiển;

D. Lắp đặt dây pha hoặc dây trung tính trực tiếp vào một đầu của đèn đều được; Câu 8: Trong mạch đèn cầu thang (điều khiển từ 2 vị trí) sử dụng loại công tắc nào?

A. Sử dụng 2 công tắc 2 cực;

B. Sử dụng 1 công tắc 2 cực, 1 công tắc 3 cực; C. Sử dụng 1 công tắc 4 cực, 1 công tắc 2 cực; D. Sử dụng 2 công tắc 3 cực;

Câu 9: Khi sử dụng khoan điện thao tác như thếnào là đúng quy trình kỹ thuật? A. Đặt hướng mũi khoan nghiêng 30 độ với mặt phẳng điểm cần khoan; B. Đặt hướng mũi khoan nghiêng 60 độ với mặt phẳng điểm cần khoan; C. Đặt hướng mũi khoan nghiêng 120 độ với mặt phẳng điểm cần khoan; D. Đặt hướng mũi khoan vuông góc ( 90 độ ) với mặt phẳng điểm cần khoan;

Câu 10: Công tắc 3 cực thường được sử dụng ở các mạch điện sau:

A. Mạch đèn thay đổi ánh sáng. B. Mạch đèn nhà kho. C. Mạch điện cầu thang. D. Các câu trên đều đúng. Câu 11: Mạch đèn cầu thang được lắp đặt trong những trường hợp sau:

A. Vừa làm đèn ngủ, vừa làm đèn chiếu sáng. B. Lắp đặt ở những nơi điện áp không ổn định.

C. Lắp đặt ở những vị trí cần điều khiển tắt mở ở2 nơi. D. Các câu trên điều sai.

Câu 12: Khi đóng mạch điện đèn huỳnh quang phát sáng hẳn nhưng lại chớp tắt liên tục, hiện tượng này do nguyên nhân sau:

A. Tắc te bị chập cực .

B. Tiếp xúc điện kém, khi có khi không. C. Dây tóc đèn bị đứt 1 sợi.

D. Hai câu A và B đều đúng.

Câu 13: Khi tắc te bị chập cực thì trong bóng đèn huỳnh quang xảy ra hiện tượng: A. Hai đầu đèn huỳnh quang bịđen.

B. Hai đầu đèn huỳnh quang cháy đỏ nhưng không phát sáng. C. Đèn huỳnh quang chỉ phát ra ánh sáng mờ.

D. Đèn huỳnh quanh bị nổ.

Câu 14: Ưu điểm của đèn huỳnh quang: A. Hiệu suất phát sáng cao, tuổi thọ dài. B. Giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng.

C. Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độvà độ ẩm môi trường. D. Các câu trên đều đúng.

Câu 15: Khi lắp đặt ống điện đến các điểm có góc vuông ta xửlý như thế nào? A. Sử dụng T ống;

B. Sử dụng hộp nối dây;

C. Sử dụng co ống hoặc uốn ống; D. Sử dụng nối thẳng ống;

Câu 16: Khi thi công lắp đặt ống nổi trên trần gặp tại các điểm có dầm ngang hoặc dọc ta xửlý đường ống như thế nào?

A. Cắt, đục dầm đểđi ống; B. Khoan xuyên dầm đểđi ống;

C. Sử dụng co ống hoặc uốn ống tạo zic zắc qua dầm; D. Sử dụng nối thẳng ống;

Câu 17: Vạch dấu thi công chiếu sáng nổi ta dùng những dụng cụnào sau đây? A. Máy laze;

B. Ống cân mực nước; C. Bật mực;

D. Tất cảđáp án trên đều đúng;

Câu 18: Đối với lắp đặt mạng điện kiểu ngầm thì dây dẫn được đặt ở:

C. Trong các rãnh của tường; D. Dầm xà; Câu 19: Đặc điểm của lắp đặt kiểu ngầm là:

A. Dây dẫn được đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm xà. B. Dây dẫn được lồng trong các ống nhựa cách điện.

C. Lắp đặt dây dẫn thường phải tiến hành trước khi đổ bê tông. D. Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống, Câu 20:Trong các ưu điểm sau, ưu điểm nào không thuộc lắp đặt kiểu ngầm.

A. Dễ sữa chữa.

B. Đảm bảo được yêu cầu mỹ thuật

C. Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn. D. Các ý trên đều sai. Câu 21: Các phụ kiện kèm theo với ống PVC gồm có A. Ống nối T, kẹp đỡ ống. B. Ống nối T, ống nối chữ L, C. Ống nối T, ống nối chữ L, kẹp đỡ ống. D. Ống nối T, ống nối chữ L, ống nối nối tiếp, kẹp đỡ ống Câu 22: Đểan toàn điện ta phải lắp đặt dây dẫn như sau:

A. Lắp đặt dây kiểu ngầm.

B. Lắp đặt dây kiểu nổi trong ống. C. CảA và B đều đúng.

D. CảA và B đều sai

Câu 23: Nhược điểm của đèn huỳnh quang là:

A. Giá thành bộđèn huỳnh quang cao, sử dụng và sửa chữa phức tạp.

B. Đèn khó làm việc ổn định khi nhiệt độmôi trường và điện áp khu vực thay đổi. C. Chấn lưu trong đèn làm giảm công suất của mạng điện.

D. Các câu trên đều đúng.

Câu 24: Khi đóng mạch điện mà đèn huỳnh quang phát sáng nhưng cường độ ánh sáng quá yếu, điều này do nguyên nhân sau:

A. Tắc te bị chập cực. B. Chấn lưu hỏng.

C. Điện áp khu vực thấp hơn định mức của đèn hoặc quá cũ. D. Tiếp xúc điện kém, khi có khi không.

Câu 25: Mạng điện sinh hoạt có điện áp 1 pha220VAC. Có thể mắc nối tiếp các cặp bóng đèn sợi đốt nào vào mạng điện này để đèn sáng bình thường?

A. Bóng 1:110VAC - 60W ; bóng 2: 110VAC - 75W.  B. Bóng 1: 110VAC - 75W ; bóng 2: 110W - 75W. C. Bóng 1: 220VAC - 60W ; bóng 2: 220VAC - 60W.

D. Bóng 1: 220VAC - 60W ; bóng 2: 220VAC - 75W. Câu 26: Sau khi nối dây dẫn dẫn điện, tại sao phải tiến hành hàn mối nối?

A. Để mối nối tăng độ bền cơ học, dẫn điện tốt. B. Để mối nối đạt yêu cầu về mỹ thuật.

D. Hai câu A và B đều đúng. Câu 27: Ưu điểm của đèn sợi đốt là: A. Hiệu suất phát sáng cao.

B. Giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản dễ sử dụng.

C. Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường. D. Hai câu B và C đều đúng.

Câu 28: Nhược điểm của đèn sợi đốt là:

A. Hiệu suất phát sáng thấp, tuổi thọ ngắn. B. Cấu tạo phức tạp khó sử dụng

C. Ánh sáng của đèn gần với ánh sáng của ngọn lửa. D. Ánh sáng của đèn nháp nháy, không liên tục. Câu 29: Khi lắp đặt đèn, biện pháp an toàn là:

A. Cách điện tốt giữa phần tửmang điện với phần tửkhông mang điện. B. Cách điện tốt với đất.

C. Mang đồ bảo hộlao động. D. Tất cảđều đúng.

Câu 30: Nhiệm vụ chấn lưu đèn huỳnh quang là:

A. Ổn định điện áp. B. Tăng điện áp nguồn. C. Duy trì dòng điện D. Câu A và B đều đúng. Câu 31: Cấu tạo đèn huỳnh quang gồm có 3 phần:

A. Bóng đèn, đuôi đèn, máng đèn. B. Bóng đèn, đuôi đèn, chấn lưu. C. Bóng đèn, chấn lưu, tắc te. D. Bóng đèn, đuôi đen, tắc te. Câu 32: Công tắc dùng đểđiều khiển:

A Đóng cắt mạch điện. B. Đóng cắt các thiết bị chiếu sáng C. Đóng cắt dòng điện. D. Câu A, B, C đều sai.

Câu 33: Cầu dao 3 ngã có công dụng gì trong mạch điện chiếu sáng dân dụng: A. Đóng mạch điện.

B. Cắt mạch điện. C. Chuyển nguồn điện.

D. Tựđộng đóng ngắt mạch điện.

Câu 34: Áp tô mát thông thường có công dụng đểđóng cắt mạch điện và có chức năng:

A. Bảo vệ quá tải. B. Bảo vệ sụt áp. C. Bảo vệ ngắn mạch. D. Tất cảđều đúng. Câu 35: Áp tô mát chống giật có công dụng để :

A. Đóng cắt mạch điện. B. Cắt mạch khi có dòng điện rò. C. Bảo vệ quá tải, ngắn mạch. D. Tất cảđều đúng

Câu 36: Vật liệu nào được dùng nhiều nhất để làm dây dẫn điện?

A. Bạc. B. Đồng.

C. Nhôm. D. Câu B và C đều đúng.

Câu 37: Vật liệu nào được sử dụng nhiều nhất để bọc cách điện dây dẫn, dây cáp điện?

C. Cao su. D. Câu B và C đều đúng. Câu 38: Áp tô mát 1 pha là khí cụđiện dùng để:

A. Đóng cắt trực tiếp mạch điện.

B. Đóng cắt trực tiếp mạch điện, để bảo vệ quá tải, ngắn mạch. C. Đóng cắt gián tiếp mạch điện.

D. Đóng cắt gián tiếp mạch điện, để bảo vệ quá tải, ngắn mạch.

Câu 39: Ống nào dưới đây được sử dụng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng hộp nối dây

A. Ống nối T; B. Ống nối L;

C. Ống nối thẳng; D. Kẹp đỡống; Câu 40: Ống nối L được dùng để?

A. Nối thẳng hai ống luồn dây với nhau; B. Nối 2 ống vuông góc với nhau;

C. Phân nhánh dây dẫn nhưng không dùng để nối rẽ; D. Cốđịnh ống luồdây trên tường

Câu 41: Thang cáp, máng cáp là gì? A. Là hệ thống đỡ, lắp đặt các loại dây.

B. Là hệ thống đỡ, lắp đặt các loại dây, cáp điện (không bọc cách điện). C. Là hệ thống đỡ, lắp đặt các loại dây, cáp điện (có bọc cách điện) D. Là hệ thống treo cáp.

Câu 42. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chuyển hướng hệ thống thang cáp theo hướng vuông góc trên cùng một mặt phẳng gọi là?

A. Co ngang thang cáp hay còn gọi là co L B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba C. Thập máng cáp (hay còn gọi là ngã tư)

D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong)

Câu 43. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chia hệ thống thang cáp thành ba hướng trên cùng một mặt phẳng gọi là?

A. Co ngang thang cáp hay còn gọi là co L B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba C. Thập máng cáp (hay còn gọi là ngã tư)

D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong)

Câu 44. Phụ kiện thang máng cáp dùng để liên kết hai thang máng thẳng hoặc máng thẳng với các phụ kiện khác gọi là?

A. Kẹp máng B. Nối máng

C. Thập máng cáp (hay còn gọi là ngã tư)

D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong)

Câu 45. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chia hệ thống máng cáp thành bốn hướng trên cùng một mặt phẳng gọi là?

A. Co ngang thang cáp hay còn gọi là co L B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba

C. Thập máng cáp (hay còn gọi là ngã tư)

D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong)

Câu 46. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chuyển hướng hệ thống máng cáp vuông góc với mặt phẳng ban đầu theo hướng xuống dưới gọi là?

A. Co ngang thang cáp hay còn gọi là co L B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba

C. Co xuống máng cáp (hay còn gọi là co lưng, co ngoài)

D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong)

Câu 47. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chuyển hướng hệ thống máng cáp vuông góc với mặt phẳng ban đầu theo hướng lên trên gọi là?

A. Co ngang thang cáp hay còn gọi là co L B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba

C. Co xuống máng cáp (hay còn gọi là co lưng, co ngoài)

D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong)

Câu 48. Phụ kiện thang máng cáp dùng cho việc giảm chiều rộng hoặc vừa giảm chiều rộng vừa giảm chiều cao của hệ thống máng cáp gọi là?

A. Giảm máng cáp

B. Tê thang cáp hay còn gọi là ngã ba C. Thập máng cáp (hay còn gọi là ngã tư)

D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong)

Câu 49. Phụ kiện thang máng cáp dùng để chuyển hướng hệ thống thang cáp theo hướng lệch 30 độ, 45 độ, 60 độ (hoặc các góc khác theo yêu cầu) trên cùng một mặt phẳng gọi là?

A. Giảm máng cáp B. Co lơi thang cáp

C. Co xuống máng cáp (hay còn gọi là co lưng, co ngoài)

D. Co lên máng cáp (hay còn gọi là co bụng, co trong)

Câu 50: Quy trình lắp đặt mạch điện được tiến hành như sau:

A. Vạch dấu, khoan lỗ bảng điện, lắp đặt thiết bị, nối dây và kiểm tra. B. Khoan lỗ bảng điện, vạch dấu, lắp đặt thiết bị, nối dây và kiểm tra. C. Khoan lỗ bảng điện, vạch dấu, lắp đặt thiết bị, nối dây và kiểm tra. D. Vạch dấu, lắp đặt thiết bị, khoan lỗ bảng điện, nối dây và kiểm tra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Phan Đăng Khải, Kỹ thuật lắp đặt điện, NXB Giáo dục, 2004 [2]. Vũ Văn Tẩm, Điện dân dụng và công nghiệp, NXB Giáo dục, 2007 [3]. KS. Bùi Văn Yên - KS. Trần Nhật Tân, Sửa chữa điện dân dụng và công nghiệp, NXB Giáo dục, 2007

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp đặt hệ thống chiếu sáng (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)