Ảnh hưởng phối hợp của ABT và IBA đến hiệu quả quá trình tạo rễ

Một phần của tài liệu chọn lọc và nhân giống 6 dòng keo tai tượng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Trang 29 - 32)

Giai đoạn tạo rễ nhằm tạo cây con hoàn chỉnh. Trong giai đoạn này, các chất có tác dụng kích thích quá trình tạo chồi và kích thích sự vươn cao của chồi

ở giai đoạn nhân chồi được loại bỏ. Thay vào đó là các chất có tác dụng kích thích quá trình hình thành rễ sự vươn dài của rễ. Do vậy, các chất điều hoà sinh trưởng thuộc nhóm auxin thường được sử dụng để bổ sung vào môi trường nuôi cấy.

Trong số các chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin thì IBA và ABT1 được sử dụng phổ biến nhất. Hai chất này đã được sử dụng rất nhiều để

tạo cây hoàn chỉnh trong nhân giống in vitro cũng như trong giâm hom cây Keo tai tượn và bạch đàn. Hai chất này được sử dụng hầu hết cho nhân giống cây trồng bằng phương pháp in vitro. IBA được sử dụng với nồng độ rất khác nhau phụ thuộc vào từng loài, dao động từ 0.5 đến 5 mg/l. ABT1 là một chất điều hoà sinh trưởng của Trung Quốc, đây là chất kích thích hình thành rễ bất định. Sau 3 tuần nuôi cấy, tỷ lệ chồi ra rễ và số rễ trung bình/cây được thể hiện ở bảng 07, biểu đồ 06 và 07.

Bảng 07. Tỷ lệ ra rễ và số rễ trung bình/cây ở các công thức thí nghiệm Nồng độ IBA (mg/l) Nồng độ ABT1 (mg/l) Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ trung bình/cây (rễ/cây) Công thức 0 50,0 1,3 CT20 1,0 58,0 1,2 CT21 2,0 61,0 2,2 CT22 1,0 3,0 56,0 1,1 CT23 0 53,0 1,3 CT24 1,0 67,0 1,8 CT25 2,0 78,0 2,7 CT26 2,0 3,0 65,0 2,2 CT27 0 55,0 1,4 CT28 1,0 59,0 2,2 CT29 2,0 67,0 2,1 CT30 3,0 3,0 52,0 1,8 CT31

26

Biểu đồ 06. Ảnh hưởng phối hợp của IBA và ABT đến tỷ lệ ra rễ của chồi cấy

Công thức

Biểu đồ 07. Ảnh hưởng phối hợp của IBA và ABT1đến số rễ trung bình/cây ở các công thức thí nghiệm

Kết quả trên cho thấy tổ hợp IBA và ABT1 có ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ và số rễ trung bình/cây. Tỷ lệ ra rễ thấp nhất ở công thức 20 (50%), công thức này có nồng độ IBA là 1,0mg/l và không bổ sung ABT1. Tỷ lệ

IBA và 2,0mg/l ABT1). Các công thức thí nghiệm có bổ sung hàm lượng IBA ABT1 cao hơn hoặc thấp hơn đều đều cho tỷ lệ ra rễ kém so với công thức 26.

Để đánh giá hiệu quả quá trình tạo rễ thì chỉ tiêu số rễ trung bình/cây là một tiêu chí quan trọng vì số lượng rễ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây con sau này. Biểu đồ 07 cho thấy, số rễ trung bình/cây đạt được thấp nhất ở công thức số 23 (1,1 rễ/cây), công thức này có nồng độ chất kích thích ra rễ là 1,0mg/l IBA và 3,0ng/l ABT1. Công thức đạt

được số rễ trung bình/cây cao nhất là công thức số 26 (2,7 rễ/cây). Đây cũng là công thức cho tỷ lệ ra rễ cao nhất.

Quan sát tình trạng phát triển của rễ cho thấy: Môi nếu môi trường chỉ có IBA không có ABT1 thì mặt cắt của chồi cấy sùi to tạo thành khối callus, những rễ tạo thành rất ngắn. Khi bổ sung IBA và ABT1 với nồng độ 3.0 mg/l xuất hiện nhiều rễ có màu đen hoặc đầu rễ bị đen, những rễ này thường phát triển rất chậm khi cấy ra bầu đất. Thêm vào đó, có nhiều chồi bị sùi đen tại phần mặt cắt của chồi.

Như vậy nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng tốt nhất cho tạo rễ keo tai tượng là môi trường môi trường khoáng ½ MS + 15g/l đường sacarose + 2,0mg/l IBA + 2,0mg/l ABT1.

So với một số nghiên cứu trên thế giới thì tỷ lệ ra rễ đề tài đạt được tương

đối cao, ví dụ như Darus H. Ahmand [8] cấy tạo rễ với tỷ lệ ra rễ ở công thức cao nhất đạt 40% với môi trường có bổ sung IBA nồng độ 1000ppm.

28

Hình 4. Cây mầm mô ở giai đoạn cấy tạo rễ và vườn ươm

Một phần của tài liệu chọn lọc và nhân giống 6 dòng keo tai tượng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Trang 29 - 32)