Nội dung văn bản:

Một phần của tài liệu ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Trang 25 - 26)

Theo chuẩn kiến thức – kĩ năng: Hình tượng nhân vật Chí Phèo; Gía trị tác phẩm (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo).

Gợi ý phân tích nhân vật và giá trị tác phẩm *

Hình tượng nhân vật Chí Phèo 1. Phân tích đặc điểm nhân vật:

a. Chí Phèo – người nông dân lương thiện: có một hoàn cảnh riêng đặc biệt (Vừa sinhra, Chí đã bị người ta vứt bỏ không thương tiếc. “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh ra, Chí đã bị người ta vứt bỏ không thương tiếc. “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, nhặt được Chí trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp bên cái lò gạch cũ bỏ không”. Rồi khi được đưa về làng, số phận của Chí lại như một đồ vật, bị người ta chuyền tay nhau. Anh đi thả ống lươn đem về cho bà góa mù nuôi, được vài năm, bà góa mù đem bán hắn cho một bác Phó Cối trong làng. Khi bác Phó qua đời, hắn bơ vơ, không nơi nương tựa, hông nhà cửa, không gia đình, không người thân thích chăm sóc), nhưng vẫn có nét chung của những

người nông dân lao động (chăm chỉ : tự nuôi bản thân mình bằng cách đi làm thuê, làm mướn;

trong sáng, giàu tự trọng : khi làm thuê cho nhà Lí Kiến, bị bà bà gọi làm việc không chính đáng, Chí Phèo thấy “nhục hơn là thích”; có những ước mơ thật giản dị: có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…)

b. Chí Phèo – thằng lưu manh, “con quỷ dữ” : Bá Kiến ghen vu vơ đã nhẫn tâm đẩy

Chí Phèo vào tù, nhẫn tâm biến người dân hiền lành trở thành tù nhân. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão cường hào, bắt giam là anh Chí vô tội nhưng thả ra là một Chí Phèo lưu manh, tha hóa. Sau bảy, tám năm ở tù, Chí Phèo trở về thì thay đổi hẳn cả nhân hình lẫn nhân tính.

Ban đầu, không ai nhận ra hắn”: “cái đầu cạo trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì

đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, ngực và cánh tay chạm trổ đầy những rồng,

phượng với hình một ông tướng cầm chùy…”. Sự biến đổi nhân hình của Chí còn thể hiện ở

khuôn mặt hắn sau một thời gian sống ở làng: “cái mặt hắn bây giờ không còn là cái mặt người nữa, nó là mặt của một con vật lạ. Nó vằn lên không biết bao nhiêu là sẹo, không thứ tự”. Tuy nhiên, cái biến đổi đáng sợ hơn ở Chí là sự biến đổi nhân tính. Trở về làng, không gia đình, không người thân thích, không nơi nương tựa, không nghề nghiệp mưu sinh, hắn trở thành tay

sai của Bá Kiến. Hắn sống bằng chửi bới, dọa nạt, đập đầu, rạch mặt ăn vạ. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, tác oai tác quái gây họa cho bao nhiêu dân làng. Hắn “phá tan bao nhiêu cơ nghiệp, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của không biết bao nhiêu là người lương thiện”. Người ta thấy hắn “triền miên trong những cơn say”. “Hắn ăn trong lúc say, dọa nạt chửi bới trong lúc say, đập đầu rạch mặt trong cơn say, ngủ trong lúc say, tỉnh dậy vẫn còn say, lại uống rượu trong lúc say, để rồi say nữa, say mãi, say vô tận”. Cuộc đời hắn lúc này là một chuỗi dài của sự vô thức, hắn không còn biết đến thời gian, không biết đến những gì đang xẩy ra quanh hắn. Ý thức của hắn đã bị tê liệt hoàn toàn. Hắn chỉ biết uống rượu rồi chửi đổng. Lúc nào người ta cũng thấy Chí ngật ngưỡng “vừa đi vừa chửi”. Người nông dân Chí Phèo lương thiện, hiền lành trước đây đã bị nhà tù thực dân cùng với tầng lớp thống trị phong kiến biến thành con quỷ dữ. Dân làng Vũ Đại ai cũng ghê sợ, xa lánh hắn. Dần dần, hắn không được coi là con người nữa. Không một ai giao tiếp với Chí, dù chỉ là một tiếng chửi.

c. Chí Phèo - bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người : cuộc

gặp gỡ với Thị Nở và sự yêu thương chăm sóc chân thành của thị đã đánh thức dậy tính người trong Chí. Hắn muốn làm người lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. Bị thị Nở từ chối, Chí rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn đến đường cùng. Trong cơn phẫn uất, tuyệt vọng, Chí Phèo đã giết bá Kiến rồi tự sát. Cái chết ấy cho thấy niềm khao khát cháy bỏng được sống lương thiện của Chí Phèo và có sức tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc địa phong kiến.

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

“Chí Phèo” là minh chứng tiêu biểu nhất cho tài năng truyện ngắn Nam Cao. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, nhà văn tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống của con người, đẩy con người vào “bước đường cùng”. Kết

cấu truyện theo kiểu tâm lí, không theo thứ tự thời gian mà bắt đầu truyện bằng tiếng chửi

đổng của Chí vừa gây sự chú ý, tò mò cho người đọc, vừa nhấn mạnh cái bi kịch đau đớn của Chí. Đồng thời, lời văn kể chuyện nửa trực tiếp cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện: trong tác phẩm, có đoạn là lời người kể chuyện hoàn toàn; cũng có đoạn nhà văn như hóa thân vào nhân vật, làm cho đoạn văn như là lời của chính nhân vật tự kể chuyện mình khiến người đọc thực sự khám phá được chiều sâu tâm hồn nhân vật. “Đôi mắt” đầy tình người của Nam Cao cùng với tài năng nghệ thuật của ông đã đưa “Chí Phèo” vào hàng những kiệt tác văn xuôi hiện đại.

3. Kết luận :

Xây dựng thành công hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao vừa tố cáo sâu sắc xã hội phi nhân tính vừa thể hiện tấm lòng thương yêu đồng cảm của mình với người nông dân đương thời. Với “Chí Phèo”, Nam Cao đã khắc tên mình vào nền văn học hiện đại Việt Nam.

*

Gía trị tác phẩm

Một phần của tài liệu ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)