Bài 1.
Một khung hình vuông làm bằng dây đồng tiết diện S0=1mm2 được đặt trong một từ trường có cảm ứng từ biến đổi theo định luật B=B0sinωt trong đó B0=0,01T, ω=2π/T, T=0,02s, diện tích của khung S=25cm2. Mặt phẳng của khung vuông góc với đường sức từ trường. Tìm
a) Từ thông gửi qua khung
b) Suất điện động cảm ứng suất hiện trong khung c) Cường độ dòng điện chạy trong khung.
Đáp số: a)Φm= 2,5.10-5sin100π (Wb) b) c 0,785.10 cos100 t(V)2 c) I2,3cos100 (A)
Bài 2. Một ống dây dẫn thẳng gồm N=500 vòng được đặt trong một từ trường có đường sức từ song song với trục của ống dây. Đường kính của ống dây d=10cm. Tìm suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện trong ống dây nếu trong thời gian ∆t=0,1s người ta cho cảm ứng từ thay đổi từ 0→2T.
Đáp số: c 78,5(V)
Bài 3.
Tại tâm của một khung dây tròn phẳng gồm N1=50 vòng, mỗi vòng có bán kính
R=20cm, người ta đặt một khung dây nhỏ gồm N2=100 vòng, diện tích mỗi vòng S=1cm2. Khung dây nhỏ này quay xung quanh một đường kính của khung dây lớn với vận tốc không đổi ω=300 vòng /s. Tìm giá trị cực đại của suất điện động trong khung nếu dòng điện chạy trong khung lớn có cường độ I=10A, giả thiết ban đầu mặt phẳng hai khung trùng nhau.
Đáp số: c max 0,0296(V)
Bài 4.
Trong cùng một mặt phẳng với dòng điện thẳng dài vô hạn cường độ I=20A người ta đặt hai thanh trượt kim loại song song với dòng điện và cách dòng điện khoảng x0=1cm. hai thanh trượt cách nhau l=0,5m. Trên hai thanh trượt người ta lồng vào một sợi dây dẫn dài l. Tìm hiệu điện thế xuất hiện giữa hai đầu dây dẫn nếu cho dây dẫn trượt với vận tốc không đổi bằng v=3m/s.
Đáp số: U c 4,7.10 (V)5 Bài 5.
Một thanh kim loại dài l=1,2m, quay trong từ trường đều B=10-3T với vận tốc không đổi ω=120 vòng/phút. Trục quay vuông góc với thanh song song với đường sức của
từ trường và cách một đầu thanh đoạn l1=25cm. Tìm hiệu điện thế xuất hiện giữa hai đầu thanh.
Đáp số: U c 5,3.10 (V)3 Bài 6.
Một ống dây có đường kính D=4cm, độ tự cảm L=0,001H được quấn bởi một loại dây dẫn có đường kính d=0,6mm. Các vòng được quấn sát nhau và chỉ quấn một lớp. Tính số vòng của ống dây?
Đáp số: N=380 vòng
Bài 7.
Một khung dây hình chữ nhật làm bằng dây dẫn có bán kính r=1mm. Chiều dài a=10m của khung rất lớn so với chiều rộng b=10cm của nó (đo từ các trục của cạnh khung). Tìm độ từ cảm L của khung dây. Độ từ thẩm của môi trường giả thiết bằng Bỏ qua từ trường bên trong dây dẫn.
Đáp số: L 184.10 (H) 7 Bài 8.
Cuộn dây có độ từ cảm L=2.10-6 H và điện trở R=1Ω được mắc vào một nguồn điện có suất điện động không đổi E=3V. Sau khi dòng điện trong ống dây đã ổn định người ta đảo rất nhanh khóa K từ 1 sang 2. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R1=2Ω. Bỏ qua điện trở trong nguồn điện và điện trở của các dây nối.
Đáp số: Q 6.10 (J) 6