- Phân tích trên hai phương diện: Nghệ thuật và nội dung
KHÁI QUÁT LUẬN ĐIỂM
- Chốt, đánh giá, bình luận, nâng cao luận điểm vừa
Ví dụ:
- Luận điểm 1: Vẻ đẹp của núi rừng miền Tây hoang sơ, hùng vĩ
+ Sử dụng từ láy, điệp từ, sự phối hợp thanh điệu, nhịp thơ… + Con đường ngoằn ngoèo, cheo leo uốn lượn, dốc lên chót vót, dốc xuống thăm thẳm, những đỉnh núi cao ngất trời, khung cảnh bản làng, núi rừng mênh mông, mờ ảo được cảm nhận qua tâm hồn người lính.
→ Bằng bút pháp đậm chất tạo hình, nét vẽ gân guốc, rắn rỏi, khắc họa vẻ đẹp núi rừng miền Tây hoang sơ, hùng vĩ, cho thấy những khó khăn thử thách mà người lính Tây Tiến phải trải qua →vẻ đẹp hào hùng của người lính.
- Luận điểm 2: Vẻ đẹp của núi rừng miền Tây thơ mộng, trữ tình
+ Hình ảnh giàu sức gợi, từ láy, phép điệp, nhân hóa, câu hỏi tu từ…
+ Không gian sông nước trong buổi chiều sương: mênh mang, hư ảo, duyên dáng, tình tứ.
+ Con người mềm mại, uyển chuyển mà hiên ngang, vững chãi → Bằng bút pháp lãng mạn, nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tinh tế, có sự hòa quyện chất thơ - nhạc - họa, tác giả đã vẽ lên vẻ đẹp mĩ lệ, duyên dáng, hiền hòa, thơ mộng của núi rừng, con người miền Tây → tâm hồn hào hoa, lãng mạn của những người lính Tây Tiến.
* Khái quát, đánh giá
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của các đoạn thơ
- Nhận xét về sự vận động của mạch thơ trong hai đoạn thơ - Trả lời yêu cầu thứ hai (nếu có):
+ Giải thích ngắn gọn thuật ngữ (nếu có)
Ví dụ:
-Với bút pháp lãng mạn và tài hoa, đoạn thơ thẫm đẫm chất họa và giàu tính nhạc, cùng với cách sử dụng từ ngữ tinh xảo, hai đoạn thơ đã tái hiện vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc.
- Sự thay đổi trong bức tranh núi rừng miền Tây từ hùng vĩ, dữ dội sang bức tranh hiền hòa, thơ mộng là cái nhìn có tính chất khám phá, phát hiện vẻ đẹp đa dạng của thiên nhiên miền Tây, thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ với vùng đất đã từng chiến đấu, đồng thời qua đó tạc dựng lên vẻ đẹp vừa hào hùng nhưng cũng rất hào hoa của người lính Tây Tiến.