0
Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Liên minh giai cấp,tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (Trang 26 -26 )

III. Tầng lớp, giai cấp,tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3.2. Liên minh giai cấp,tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Việt Nam

Việt Nam

- Nội dung kinh tế của liên minh

Đây là nội dung cơ bản quyết định nhất, là cơ sở vật chất- kĩ thuật của liên minh trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin chỉ rõ nội dung cơ bản nhất của thời kỳ này là: chính trị đã chuyển trọng tâm sang chính trị trong lĩnh vực kinh tế, đấu tranh giai cấp mang những nội dung và hình thức mới.37 Tổng kết 10 năm đầu đổi mới, Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam(tháng 6-1996) đã rút ra một số bài học chủ yếu, trong đó có bài học: “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”.38

Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ở nước ta chính là sự hợp tác giữa họ, đồng thời mở rộng liên kết hợp tác với các lực lượng khác, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân... để xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa hiện đại. Nội dung kinh tế xuyên suốt của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là: “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững:… giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, các lĩnh vực; nâng cao năng suất, hiệu quả , sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...”.39

Ở góc độ kinh tế, chúng ta phải xác định thực trạng, tiềm năng kinh tế, nhu cầu kinh tế của cả nước ta. Từ đó, xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức triển khai các hoạt động kinh tế đúng trên tinh thần đảm bảo lợi ích của các bên và tránh sự đầu tư không hiệu quả, lãng phí. Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu,…trong sản xuất, lưu thông, phân phối giữa công nhân, nông dân, trí thức, giữa các lĩnh vực công nghiệp- nông nghiệp- khoa học công nghệ và các dịch vụ khác, giữa các địa bàn, vùng miền, dân cư trong cả nước, giữa nước ta với các nước khác để phát triển kinh doanh và nâng cao đời sống xã hội. Chuyển giao và ứng dụng công khoa học- kĩ thuật và công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ cao vào quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, công nghiêp và dịch vụ nhằm gắn kết chặt chẽ các lĩnh vực kinh tế cơ bản của quốc gia qua đó gắn bó chặt chẽ các lực lượng công nhân, nông dân và trí thức.

Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh

37 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, Matxcơva, 1977, tập 36, tr.214.

38 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr.71.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (Trang 26 -26 )

×