vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.”
- Yêu cầu học sinh từ hình tứ giác biến
- Thực hiện các bước theo lời GV.- Lắng nghe định nghĩa. - Lắng nghe định nghĩa.
đổi thành hình vuông như định nghĩa.
- Kiểm tra kết quả thực hành của học
sinh và đưa ra nhận xét. Sau đó thực hiện lại cho học sinh quan sát. Đưa ra tính chất:
Hình vuông có tất cả tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
Sau đó cho học sinh kiểm chứng lại. - Tiếp tục đưa ra dấu hiệu nhận biết và nhận xét hình vuông, với mỗi dấu hiệu yêu cầu HS thực hiện.
* Dấu hiệu nhận biết hình vuông
1. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
2. Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
3. Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vu
4. Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.
5. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông
* Nhận xét: Một tứ giác vừa là hình thoi, vừa là hình chữ nhật thì tứ giác đó là hình vuông.
- Kiểm tra kết quả thực hành của học sinh và đưa ra nhận xét. Sau đó thực hiện lại cho học sinh quan sát.
Chương 3. ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN
Nhằm mục đích sử dụng tối ưu hóa bộ dụng cụ hình học đa năng Gerobo trong giảng dạy phân môn Hình học bậc THCS, chúng tôi có sử dụng thêm thước đo góc (loại có khoét lỗ ở tâm O) vào bộ dụng cụ.
Hình 3.1: Thước đo góc (loại có khoét lỗ ở tâm O)
Hình 3.2: Bộ gồm một thước đo góc và hai thanh công cụ
Thước được giữ cố định tại điểm giao của hai thanh công cụ. Từ đó, GV có thể thay di chuyển các thanh tạo nên sự thay đổi về góc, giúp việc giảng dạy Hình học (cụ thể là các bài về góc) trở nên trực quan và sinh động hơn.
Ngoài ra, bộ gồm một thước đo góc và hai thanh công cụ được nối với nhau này có thể ghép với các thanh công cụ khác tạo thành tam giác hay tứ giác, ứng dụng vào tình huống dạy học Dấu hiệu nhận biết các tam giác và tứ giác đặc biệt.
C. KẾT LUẬN
1. Những điểm mới rút ra được liên quan đến mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá được thực trạng học môn Hình học bậc THCS bằng bảng khảo sát.
Tổng kết khái niệm, định nghĩa của các bài dạy về trường hợp tam giác bằng nhau, mối quan hệ giữa các hình, diện tích các hình. Đưa những lý thuyết vào trong thực hành bằng bộ dụng cụ Gerobo.
Xây dựng được tổng cộng 3 chủ đề chính bao gồm:
− Hai tam giác bằng nhau: 3 tình huống tương ứng với 3 trường hợp của hai tam giác bằng nhau.
− Diện tích các hình đa giác: 5 tình huống tương ứng với 5 loại tứ giác đặc biệt: Hình chữ nhật, hình bình hành, hình tam giác, hình thang, hình thoi.
− Dấu hiệu nhận biết các tứ giác đặc biệt: 6 tình huống tương ứng với 6 loại tứ giác đặc biệt.
2. Những điểm còn tồn tại của đề tài nghiên cứu:
Điều kiện vật chất trong đủ đáp ứng nhu cầu cho việc ứng dụng bộ dụng cụ Gerobo ở tất cả các trường THCS.
Chưa đảm bảo được tính thực nghiệm của đề tài.