Thực trạng hạch toán TSCĐ thuê tài chính

Một phần của tài liệu Bàn về kế toán tài sản cố định thuê tài chính và các giải pháp hoàn thiện 42 (Trang 27)

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chính phủ và Bộ tài chính đã ban hành khá đầy đủ các văn bản quy định và các Thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ đối với hoạt động thuê tài chính. Thông tư mới nhất về hạch toán TSCĐ thuê tài chính là Thông tư 105/2003/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 4/11/2003 hướng dẫn thực hiện 6 Chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC. Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để hướng dẫn thực hiện nhưng các văn bản này nhiều khi chồng chéo lên nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau gây lúng túng cho người thực hiện. Điều này thể hiện ngay từ cách tính giá TSCĐ thuê tài chính. Theo quy định, nguyên gía TSCĐ thuê tài chính được tính theo giá trị hiện tại của khoản tiền thuê theo công thức:

PV = FV

t

Ph¹m ThÞ Thuú Linh 25

Trong đó:

PV: giá trị hiện tại của khoản tiền thuê (gốc)

FV: tổng số tiền thuê TSCĐ phải trả (cả gốc và lãi) i: tỷ lệ lãi suất

t: số kỳ đi thuê

Cách tính này đựơc sử dụng trong những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính lãi gộp tức là:

Lãi kỳ sau = (tiền gốc – số lãi kỳ trước)*lãi suất

Thực chất cách tính này chỉ phù hợp với cách cho thue TSCĐ thu hồi một lần cả gốc lẫn lãi.

Mặt khác, chế độ còn quy định, nếu trong hợp đồng ghi rõ số tiền bên thuê phải trả cho cả giai đoạn thuê, trong đó ghi rõ số tiền lãi phải trả cho mỗi năm thì nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính được xác định theo công thức: Nguyª n gi¸ TCS§ ® i thuª = Tæng sè nî ph¶ i tr¶ theo hîp ® ång thuª - Sè n¨m thuª  Sè l·i ph¶ i tr¶ mçi n¨m

Những quy định này đều không phù hợp với TSCĐ thuê tài

chính.Thực tế, xu hướng của người cho thuê và người đi thuê là thoả thuận với nhau sao cho trong suốt thời gian thuê số tiền trả cuối mỗi kỳ bằng nhau (mỗi kỳ trả nợ bao gồm tiền lãi và một phần tiền gốc). Điều này vừa tránh được rủi ro, vừa có nguồn thu thực tế hàng năm cho người cho thuê một cách đều đặn, ổn định; mà người đi thuê thì tình hình tài chính không bị xáo trộn khi tìm nguồn trả nợ và giảm bớt chi phí lãi vay phải trả do số tiền phải trả hàng kỳ bằng nhau. Trong trườgn hợp chuyển quyền sở hữu hoặc bán lại TSCĐ cho bên đi thuê trước thời hạn, việc xác định giá trị còn lại chưa thu hồi khá dễ dàng. Số tiền trả đều đặn mỗi kỳ được tính theo công thức: Sè tiÒn ph¶ i tr¶ ® Òu ® Æn tõng kú (th¸ng, quý, n¨m) = PV * i1 1 - (1 + i) t

Ngoài ra, bên thuê và bên cho thuê còn tìm mọi cách để tránh các tiêu chuẩn để phân loại hợp đồng thuê tài sản để làm lợi cho chính mình. Bên thuê cố gắng tránh không phải vốn hoá tài sản thuê vì các hợp đồng CTTC thường liên quan tới một lượng tiền lớn và khi được vốn hoá sẽ làm tăng khoản nợ của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng xấu tới tỷ suất vay nợ trên vốn chủ sở hữu. Ngược lại, bên cho htuê tìm cách tránh bị phân loại các hợp đồng thuê tài sản là thuê hoạt động.

Về thực chất, chi phí lãi thuê tài chính là một khoản lãi vay vốn, một khoản phí về sử dụng vốn và việc chi trả lãi thuê đã được quy định trong hợp đồng thuê tài sản. Do vậy, khoản chi phí này đã nằm trong kế hoạch của doanh nghiệp. Trong trường hợp kỳ trả tiền không trùng với kỳ kế toán của doanh nghiệp thì định kỳ kế toán có thể tiến hành trích trước chi phí lãi thuê tài chính vào chi phí hoạt động tài chính của kỳ đó.

Bên cạnh đó, việc xác định loại tài sản cho thuê không nhất quán giữa Chuẩn mực số 06 và Nghị định số 16 của Chính phủ cũng gây không ít khó khăn cho bên thuê và bên cho thuê. Theo Nghị định 16 của Chính phủ tài sản cho thuê là động sản, còn trong VAS 06 tài sản cho thuê có thể là động sản hoặc bất động sản. Do vậy, cần có sự thống nhất thực hiện theo văn bản nào cho phù hợp.

Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán TSCĐ thuê tài chínhI. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán TSCĐ thuê tài chính I. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán TSCĐ thuê tài chính

Trên thực tế, hoạt động cho thuê tài chính đã mang lại những lợi ích đáng kể. Đây là loại hình tài trợ vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Điều này đã được thực tế chứng minh.

1.1 Đối với nền kinh tế

Cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế bởi hoạt động này có mức độ rủi ro thấp, phạm vi tài trợ rộng rãi hơn các hình thức tín dụng khác nên nó có thể khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân, và nhất là các định chế tài chính đầu tư vốn để kinh doanh. Thực sự hoạt động cho thuê tài chính đã huy động được những nguồn vốn còn nhàn rỗi trong nội bộ nền kinh tế, thậm chí thu hút vốn từ các lĩnh vực đầu tư khác, kể cả vốn đầu tư nước ngoài.

Đổi mới thiết bị, công nghệ, cải tiến khoa học kỹ thuật để hiện đại hoá nền kinh tế là nhu cầu bức bách hiện nay. Thông qua hoạt động này, các loại máy móc, thiệt bị có trình độ công nghệ tiên tiến được đưa vào các doanh nghiệp góp phần nâng cao trình đọ công nghệ của nền sản xuất trong những điều kiện có khó khăn về vốn đầu tư. Ngay cả đối với các nền kinh tế phát triển cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp,… cho thuê tài chính vẫn phát huy tác dụng, cập nhật hoá công nghệ hiện đại cho nền kinh tế.

1.2 Đối với doanh nghiệp đi thuê

Người đi thuê có thể gia tăng năng lực sản xuất trong nhưng điều kiện hạn chế về vốn đầu tư. Nhu cầu gia tăng công suất, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp có thể tăng lên bất cứ lúc nào, nó đòi hỏi phải có sự tích luỹ. Song khả năng tài chính của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu đó, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn trung và dài hạn, nếu đi vay theo các thể thức tín dụng thông thường lại thiếu tài sản thế chấp. Như vậy, các doanh nghiệp có thể từ tay không mà vẫn có thể có được máy móc thiết bị phục vụ yêu cầu sản xuất và sau một số năm có thể có được một số tài sản tích luỹ nhất định.

Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay mới thành lập, chưa có uy tín với Ngân hàng thường rất khó thoả mãn các điều kiện chống rủi ro, nên thường bị Ngân hàng từ chối do Ngân hàng không quản lý được các khoản tiền cho khách hàng vay. Khi có rủi ro xảy ra, khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng chỉ có quyền hạn giống như những chủ nợ khác trong

khuôn khổ vật thế chấp mà thôi. Còn trong hoạt đông cho thuê tài chính, người cho thuê nắm quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản cho thuê và họ có thể trực tiếp kiểm soát theo dõi việc sử dụng tài sản, tình hình kinh doanh của người thuê. Nếu người thuê không trả được tiền thuê thì người cho thuê sẽ tiến hành thu hồi lại tài sản với tư cách là chủ sở hữu pháp lý về tài sản đó. Như vậy, những doanh nghiệp không thoả mãn các yêu cầu vay vốn Ngân hàng cũng có thể nhận được vốn tại trợ qua hoạt động cho thuê tài chính.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể sẽ có lúc muốn thay đổi lĩnh vực hoạt động khi nhận ra lĩnh vực của mình không còn có lợi. Thông thường, thay đổi hoạt động kinh doanh sẽ kéo theo sự thay đổi cơ cấu vốn và TSCĐ. Nếu bán TSCĐ thì giá bán sẽ rất thấp so với giá thực tế thậm chí không bán được. Dẫn đến những TSCĐ được mua sắm sẽ bị ứ đọng vốn đầu tư vào đó. Nhưng nếu là TSCĐ đi thuê thì đã hết thời hạn cơ bản của hợp đồng. Nkhi cần thay đổi tài sản, doanh nghiệp có thể huỷ hợp đồng trả lại tài sản và sau đó thuê tài sản khác để sử dụng. Như vậy, hoạt động này giúp cho doanh nghiệp thay đổi thiết bị đã lạc hậu một cách dễ dàng và nhanh chóng.

So với các phương thức tài trợ khác thì cho thuê tài chính ít rủi ro hơn, thủ tục tài trợ cũng đơn giản hơn. Bằng cách cho phép người đi thuê được tìm kiếm lựa chọn trước tài sản từ nhà cung cấp, sau đó mới yêu cầu công ty CTTC tài trợ nên có thể cho phép người thuê rút ngắn thời gianđầu tư thiết bị. Mặt khác, các công ty CTTC thường chuyên môn hoá về tài sản cho thuê, nên thường tổ chức cung ứng các lọai thiết bị cho thuê theo phương thức khép kín. Nhờ đó, người đi thuê nhanh chóng đáp ứng được các cơ hội kinh doanh.

II. Phương hướng hoàn thiện

Những lợi ích mà hoạt động cho thuê tài chính mang lại là rất lớn nhưng hiện nay nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và phát triển xứng đáng với tầm quan trọng của nó do còn nhiều vướng mắc. Để phát triển hoạt động này, tôi xin đưa ra một vài kiến nghị nhằm hoàn thiẹn chế độ tài chính kế toán TSCĐ thuê tài chính.

2.1Về phía Nhà nước

Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan sớm ban hành những văn bản pháp quy và văn bản hướng dẫn thực hiện một cách đồng bộ phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế như: Bổ sung, chỉnh sửa luất thuế cho phù hợp với hoạt động CTTC (có chính sách miễn giảm thuế) để tạo điều kiện cho các công ty CTTC áp dụng lãi suất cho thuê phù hợp, đủ sức cạnh tranh trên thị trường (thuế xuất nhập khẩu, thuếchuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động cho

thuê…); quy chế xử lý rủi ro trong hoạt động nhập khẩu đối với tài sản cho thuê tài chính; có chính sách hướng dẫn và tạo điều kiện cho thị trường đồ cũ hoạt động và phát triển để hỗ trợ cho hoạt động thuê tài chính khi bên

cho thuê thanh lý tài sản cho thuê (sớm hình thành các trung tâm giao dịch, mua bán, máy móc, thiết bị cũ); các quy định về mức thu lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về tài sản CTTC; quy định việc cấp giấy phép hoạt động cho các tài sản thuê là các hương tiện vận tải; mở rộng phạm vi cho thuê và mức cho thuê; có chính sách bảo vệ quyền lợi của bên cho thuê trong việc thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp đồng…

2.2 Về phía doanh nghiệp

Các công ty CTTC cần phải mở rộng phạm vi hoạt động và đa dạng hoá các loại tài sản cho thuê. Trên thực tế nhu cầu về vốn trung và dài hạn rất lớn. Bên cạnh đó, các công ty CTTC cần linh hoạt hơn trong việc cho thuê. Các cá nhân kinh doanh, các xã viên HTX… họ rất cần vốn nhưng đa số các công ty CTTC muốn đảm bảo hoạt động lâu dài của mình nên

không nhằm vào những đối tượng này.Tuy nhiên đã là người bán thì ai chứng minh được khả năng thanh toán của mình thì được đặt quan hệ giao dịch. Mặt khác, mô hình tổ chức, quản trị, kiểm soát còn cồng kềnh và kém hiệu quả cần được tinh giảm những bộ phận không cần thiết để vận hành năng động hơn và giảm sự lãng phí nhân lực. Công ty CTTC cần phải đào tạo cán bộ,nhân viên tinh thông công việc, tăng cường công tác Marketing, quảng cáo, tiếp thị để khách hàng hiểu rõ tiện ích của hoạt động này.

Về phía doanh nghiệp đi thuê, cần phải thực hiện đày đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Tại thời điểm khởi đầu thue tài sản,Doanh nghiệp cần phải tuân theo các tiêu chuẩn quy định để phân loại hợp đồng thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động để có chính sách quản lý và sử dụng cho phù hợp. Việc xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính ngoài việc twn theo chế độ kế toán hiện hành còn phải phù hợp với cách thức tính lãi tiền thuê. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được ghi theo số nợ gốc mà bên đi thuê phải trả. Số nợ này xác định khá dễ dàng, dựa váóo vốn đầu tư thạc tế để có dược bản thân tài sản cho thuê. Trường hợp cần thiết có thể tiến hành định giá tài sản cho thuê theo phương thức phù hợp với tình trạng kỹ thuật của tài sản. Số lãi thuê phải trả từng kỳ nếu không trùng với kỳ kế toán của Doanh nghiệp thì kế toán trích trước vào chi phí tài chính trong kỳ (tài khoản 335) như sau:

- khi trích trước chi phí lãi thuê tài chính phải trả hàng kỳ, ghi: Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 335: Trích trước chi phí lãi thuê phải trả kỳ này - Khi đến hạn thanh toán tiền lãi thuê, ghi:

Nợ TK 335: Số lãi thuê tài chính phải trả kỳ này Có các TK :111, 112

2.3 Về Chế độ kế toán

Theo quy định hiện nay, ở nước ta chỉ có các công ty CTTC mới được cho thuê tài sản. Điều này đã làm hạn chế sự phát triển của hoạt động này. Trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tự sản xuất ra TSCĐ ccũng có thể cho thuê; doanh nghiệp thương mại mua TSCĐ về để cho thuê; các doanh nghiệp có TSCĐ không dùng đén do chiến lược kinh doanh thay đổi cũng có thể cho thuê nếu doanh nghiệp khác cần.Nhu cầu thuê tài sản (thuê vốn) rất lớn trong khi mạng lưới hoạt động của các công ty CTTC còn hạn hẹp. Mặt khác, còn nhiều đơn vị khác có khả năng cho thuê nhưng không được pháp luật quy định. Do vậy,để mở rộng hoạt động cho thuê tài chính cần phải có chế độ cho phép các đơn vị có khả năng được phép cho thuê tài sản. Đây thực chất là một khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.TSCĐ cho thuê tài chính sẽ được hạch toán vào tài khoản 228- Đầu tư dài hạn khác.

Hiện nay, một số quy định bất cập gây khó khăn cho việc mua và thuê lại TSCĐ thuê tài chính. Do vậy, cần có một quy định liên Bộ giữa Bộ Thương mại và NHNN để hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ này để cho các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và để các công ty CTTC mở rộng quy mô hoạt động. Mặt khác, NHNN nên sớm nghiên cứu để có văn bản hướng dẫn thực hiện việc cho thuê hợp vốn để những dự án đầu tư lớn có nguồn tài trợ. Có như vậy, các doanh nghiệp cũng như các công ty CTTC có thể mở rộng quy mô kinh doanh.

Kết luận

Tóm lại, những phân tích về thực trạng hoạt động và hạch toán TSCĐ thuê tài chính cho thấy những vướng mắc chủ yếu là về phía cơ chế tài chính. Những văn bản pháp quy được ban hành chồng chéo và không đồng bộ. Chính những điều này gây khó khăn, lúng túng cho bên cho thuê và bên đi thuê. Vì lợi ích của hoạt động này mong rằng các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết.

Có thể Đề án này chưa phản ánh đầy đủ thực trạng hoạt động và hạch toán TSCĐ thuê tài chính do nguồn tài liệu thu thập được không nhiều và những kiến nghị trên đây tôi cũng không dám khẳng định đó là những giải pháp tốt nhất nhưng dó cũng là một trong các giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ thuê tài chính. Tôi mong rằng nó sẽ góp phần nào đó vào việc phát triển hoạt động thuê tài chính nói riêng và sự nghiệp công nghiệp

Một phần của tài liệu Bàn về kế toán tài sản cố định thuê tài chính và các giải pháp hoàn thiện 42 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w