Nghệ thuật truyền thống

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN 1 (văn hóa của người khmer ở việt nam) (Trang 28 - 34)

Người Khmer đã sáng tạo nên một nền nghệ thuật dân gian truyền thống mạng đậm bản sắc của mình. Đó là nghệ thuật ca múa nhạc (nghệ thuật biểu diễn), kiến trúc, điêu khắc(nghệ thuật tạo hình),…

2.5.1 Nghệ thuật ca múa nhạc

Người Khmer có nền văn hóa nghệ thuật phong phú và đặc sắc, thể hiện qua nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật tạo hình. Những làn điệu dân gian tuyệt vời, các loại hình sân khấu phong phú, cùng các lối kiến trúc đa dạng và độc đáo của đồng bào Khmer đã và đang góp phần làm phong phú nền văn hóa của người Khmer.

Một số hình thức nghệ thuật biểu diễn có vị trí quan trọng trong đời sống của người Khmer như: âm nhạc, múa và sân khấu.

Âm nhạc là một bộ phận hữu cơ của hoạt động ca, múa, biểu diễn trên sân khấu của người Khmer. Âm nhạc, múa và sân khấu chiếm vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của tộc người Khmer. Có thể nói ca múa nói riêng, biểu diễn nghệ thuật nói chung luôn là những nội dung sinh hoạt quan trọng, mang tính truyền thống trong đời sống của người Khmer, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các hoạt động cộng đồng. Âm nhạc dân gian truyền thống của người Khmer là những sáng tác của quần chúng lao động, được chọn lọc, lưu truyền từ đời này qua đời khác trong cộng đồng người Khmer. Loại hình âm nhạc dân gian Khmer thường được sử dụng trong các cuộc sinh hoạt tập thể và những người Khmer có mặt trong các buổi sinh hoạt này đều có thể tham gia nên nó có tính cộng đồng cao. Đặc biệt, đối với sân khấu Rô Băm và Dù Kê thì âm nhạc truyền thống của người Khmer trở nên rất phù hợp, không thể thiếu và không có âm nhạc nào có thể thay thế. Ngoài ra, từ cuộc sống lao động người Khmer cũng đã tạo ra những loại hình dân ca tập thể như: hò kéo cây, hò kéo thuyền, hò đua ghe và hát ru con (Chiêng Bôm bê Kôn). Đó là những hình thức sinh hoạt dân gian không thể thiếu trong đời sống của người Khmer.

Ayai là một nghệ thuật dân gian thuộc thể loại hát đối đáp của người Khmer. Thể loại này được biểu diễn trong các cuộc họp mặt tập thể sau giờ lao động, trong các ngày lễ hội, ngày đám cưới, khi đua ghe ngo... hoặc trong một số sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng khác. Bản Ayai trọn vẹn có tới 13 điệu khác nhau và khi biểu diễn thường có các nhạc cụ như Trôsô, Trô ù, Khưm... trống Skôr bân Chớt đệm theo và giữ nhịp. Ayai rất phù hợp với lối đối đáp và nhất là khi tỏ tình.

Những bài ca chèo thuyền (Om tuk), hát đối đáp (Chơ lơi chơ lon), hò (Sấc kò va) hay bài ca giã gạo (Niêng bôc xrâu)... là những bài ca trữ tình được diễn xướng trong môi trường lao động cũng như trong môi trường sinh hoạt thuần nghệ thuật.

Mặt khác, kho tàng dân gian Khmer còn có một khối lượng đáng kể là những bài hát trong các trò chơi của thanh thiếu niên Khmer như: kéo co, giấu khăn, quạ bắt diều, trò chơi của trẻ mục đồng, đặc biệt là trò chơi ném shung là loại hình sinh hoạt hát đối đáp mang tính tập thể và tung shung qua lại giao lưu tỏ tình giữa các chàng trai và các cô gái Khmer.

Múa có mặt trong sinh hoạt ca nhạc và là cơ sở của các loại hình sân khấu. Múa là một nghệ thuật có truyền thống từ lâu đời và được đông đảo người Khmer yêu thích. Múa còn bộc lộ niềm sung sướng của lòng mình, để thắt chặt tình thân ái trong các sinh hoạt tập thể cộng đồng. Múa dân gian phổ biến nhất trong cộng đồng Khmer hiện nay là Râm vong, Lâm lêv, Sarvan... Nội dung phổ biến nhất của các điệu múa Khmer là múa tập thể, vì là múa truyền thống nên đa số người Khmer đều có thể biết múa. Khi có tiếng nhạc ngũ âm truyền thống vang lên, những người có mặt lần lượt tiến ra sân và uốn mình theo điệu múa dân gian. Ngoài các điệu múa tập thể truyền thống, người Khmer cũng thường biểu diễn điệu múa trống Chayyăm một cách uyển chuyển, vui nhộn nên rất lôi cuốn người xem.

Sân khấu Khmer được giới chuyên môn đánh giá rất cao về mặt nghệ thuật mà trong đó loại hình Rô Băm và Dù Kê có một vị trí quan trọng và nổi bật. Rô Băm, Dù Kê, Dì Kê, ca múa nhạc là loại hình sân khấu dân gian của người Khmer với nội dung phản ánh về xã hội, con người thời đại và luôn có mặt trong hầu hết các sinh hoạt cộng đồng của người Khmer ngày nay.

2.5.2 Kiến trúc, điêu khắc

Người Khmer đã xây dựng được nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, đặc sắc,đạt giá trị nghệ thuật, được thế giới đánh giá cao, tiêu biểu là khu đền Angko Wat, Angkor Thom,… ở Cam phuchia. Ở miền Nam Việt Nam, người Khmer cũng đã xây dựng nên nhiều ngôi chùa độc đáo như chùa Dơi (ở Sóc Trăng), chùa Âng (Trà Vinh), chùa Hang (Kiên Giang), chùa Mẹt (Trà Vinh),… cùng với đó là những tác phẩm điêu khắc, tượng Phật,…

Đền Angkor Wat (hay Ăngco Vat) là một niềm tự hào của người Khmer. Chữ Angkor là do người Pháp phát âm chệch của từ Nagara, tiếng Phạn có nghĩa là kinh đô. Thời kỳ huy hoàng của kinh đô Khmer bắt đầu từ đời vua Jayavarman II năm 802, và kéo dài đến tận năm 1431. Angkor Wat có chu vi gần 6km và diện tích khoảng 200ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng Tây, hướng mặt trời lặn. Angkor Wat được xây dựng bằng vô vàn phiến đá xanh, đây là dạng đền núi ở Campuchia có lối vào chính theo hướng Tây - hướng mặt trời lặn. Angkor Wat có 398 gian phồng, nối liền nhau bởi 1.500m hành lang. Bên trên, 5 toà tháp liên hoàn nhau bằng 3 tầng kiến trúc, trong đó toà tháp cao nhất lên tới 65m, 4 tháp phụ cao 40m. Con đường dẫn tới chính môn của Angkor Wat cũng làm bằng đá tảng dài 230m, rộng gần l0m và có độ cao 5m so với mặt nước hồ ở hai bên đền. Khu đền chính gồm 398 gian được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ. Toàn khu đền tồn tại nhiều hình ảnh nghệ thuật chạm khắc đá như các tấm phù điêu khổng lồ, các cột, cửa, trần, tường, hành lang, lan can, mái..., tất cả toát lên sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Ăngco Vat có nghĩa là Thành phố – Chùa. Vì người cha nuôi là một vị thần nên đền phải được xây giống như các tòa lâu đài của thần trên thượng giới. Trên thực tế, Ăngco Vat chính là một khu đền mộ thờ Thần – Vua của các triều vua chúa Khmer. Khi còn sống, Vua cho xây đền để thờ thần. Khi chết đi, hồn vua nhập vào đền và cũng trở thành thẩn để được thờ luôn tại đó. Từ quan điểm này đã ra đời một loại hình kiến trúc thờ Thần – Vua gọi là Đền Núi. Nằm về phía Đông Nam thành Yasodhara -pura, Ăngco Vat tọa lạc trên một khuôn viên có hình gần vuông 1.500m X 1.300m, xung quanh có hào rộng và khá sâu, phải dùng nhiều bậc thang mới xuống được tới mặt nước. Khác với lệ thường quay cổng hướng Đông, cổng chính của đền Ăngco Vat quay hướng Tây – về hướng đô thành. Một con đường dài tới 350m, rộng 9,5m nối từ cổng tới chân đền, hai bên có hai hàng lan can đá chạm hình rắn.Trên mặt các bức tượng phía Tây cao đến 2m, dài hàng trăm mét có 8 bức phù điêu mô tả cảnh vua thiết triều, Vua xung trận, các tướng lĩnh cưỡi voi, có lọng che, những toán quân lính mặt đầy sát khí, và cả các cảnh sinh hoạt hội hè sôi động của dân chúng.Mặt tướng hành lang phía Đông có mảng phù điêu dài tới 50m mô tả cảnh khuấy động biển sữa lấy thuốc trường sinh. Tượng nổi đắp hình nhà vua Vishnu nằm trên mình rùa ở chính giữa, hai bên là đàn quỉ thần đang ra sức kéo con rắn Vasuka khổng lồ. Từ biển sữa bi khuấy động bay lên các tiên nữ Apsara cùng nữ thần sắc đẹp Lăcsơmi, vợ của Vishnu, ở khu đền này có tới 2000 nàng Apsara bằng đá kiều diễm tay đang cầm hoa hoặc đang múa, nét mặt rạng rỡ với trang phục nhiều màu vẻ, đúng là cảnh một thiên cung nơi hạ giới.Về mặt tạo khối Ãngco Vat là một Kim tự tháp ba tầng với một tháp lớn ở chính giữa cao 42m và bốn tháp nhỏ hơn ở bốn góc. Vây quanh tháp trung tâm là hai lớp hành lang có cột và mái che, tạo thành

hai vòng sân, ngoài thấp trong cao.Việc xử lý không gian và tỷ lệ trên mặt đứng cũng như mặt bằng một cách chuẩn mực đã tạo nên giá trị nghệ thuật của ngôi đền Ăngco Vat. Luật phối cảnh được thể hiện ở trình độ cao: đoạn khoảng cách từ cổng tới đền dài gấp đôi chiều ngang khu đền là theo đúng cách của người Hy Lạp cổ đại (đứng xa hai lần kích cỡ một vật thể để quan sát nó được tốt nhất). Tỷ lệ phân theo chiếu cao là 6m (tầng 1), lên hết tầng hatlà 6 + 7 = 13m và lên hết tầng ba là 6 X 7 = 42m. Các tầng đều có dáng dấp và cấu trúc giống nhau. Nhìn từ xa, tầng trên như được chống trực tiếp lên tầng dưới, vừa tách riêng, vừa hòa quyện, biến đổi uyển chuyển khôn lường. Những cách thức cao siêu ở đây đã khiến một số học giả cho rằng chắc hẳn phải có bàn tay của những bậc thày của xứ sở củà Kim tự tháp.

Từ cửa đền Ăngco Vat đi về hướng Bắc 1700m thì gặp bức tường thành Ăngco Thom, kinh đô mới được khởi -công sau Ăngco Vat gần 60 năm, sau khi vua Giaiavacman VII đã dẹp xong được Đội quân xâm lược Chàm (1181). Kinh đô mới này có diện tích 16km2,gấp bốn lần Ăngco Vat, được đánh giá là thơ mộng và lãng mạn nhất trong thế giới cổ đại phương Đông. Bao quanh bức tường thành hình vuông cao 8m xây bằng đá ong là một hào nước sâu có tổng chiều dài 4km, rộng 100m. Mỗi góc thành có một ngọn tháp gọi là Prasat Chrung, bên trong có bia đá ghi lại công cuộc xây dựng kinh thành .Ăngco Thom có năm cửa ra vào, bốn cửa nằm ở bốn trục và một cửa phụ phía Đông. Mỗi cửa là một cổng thành.. Trong thành còn có chỗ ở của Vua nằm chếch về phía bắc và khá nhiều đền miếu nhỏ khác. Các công trình ban đầu của Ăngco Thom có phỏng theo phong cách của Ăngco Vat. Nhưng rồi hai phong cách nghệ thuật mới đã ra đời – đó là các tháp mặt người và các lan can đá tạc chủ đề “khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh” được nâng lên tầm cỡ hoành tráng khổng lổ. Những bức phù điêu tạc hình ảnh các thần đang gắng sức ngả về phía sau, những thần rắn cong mình vút lên trời để chống lại, khắc họa lại cảnh khuấy biển sữa. Những phù điêu này được xếp vào loại sáng tác tạo hình kỳ lạ bậc nhất trên thế giới.Nói vể Ăngco Thom không thể không nói đến đền Bayon. Đền Bayon là trung tâm của cả quần thể, là sự kỳ vọng lớn nhất và kết quả rực rỡ nhất, độc đáo nhất của nhà vua Giayavarman VII. Đền bao gồm một vành ngoài cùng có hình gần vuông (160m X 140m). Phía bên trong là một hình vuông nhỏ hơn (80m X 57m). Các dãy hành lang song song và vuông góc đan cài giữa 54 ngọn tháp nhỏ cao tới 10m. trông xa như một rừng đá. Ở trung tâm là một đế tròn đường kính 25m, phía trên dựng tòa tháp chính cao 23m. Tổng chiều cao công trình đền Bayon là 43m. Trên mỗi mặt của tháp đểu có tạc hình mặt người với tổng số 43 đầu và 172 khuôn mặt (cứ mỗi đầu có bốn mặt người quay về bốn hướng). Tương truyền để tỏ khả năng màu nhiệm của mình, đức Phật đã hóa thân thành hàng ngàn khuôn mặt cồ nụ cười huyền bí có thể hiểu là nụ cười bình yên lấp lánh hào quang của Đức Phật hay nụ cười mãn nguyện của nhà vua trước một thời thịnh trị. Giống như trong Ăngco Vat, các mặt tường ở Bayon được trang trí dày đác bằng phù điêu, mô tả từ cảnh sinh hoạt đời thường như chọi gà, rước lễ, chèo thuyền, hái quả, cảnh chiến trận, bắn cung, cưỡi voi đến các sinh hoạt của triều đình Không chỉ có phù điêu, Bayon còn nổi tiếng bởi rất nhiều tượng tròn tạc hình vua quan, Đức Phật và các Bồ tát. Các tượng này đã góp phẩn cùng hàng ngàn mét vuông phù điêu làm nên phong cách nghệ thuật Bayon tuyệt vời và độc đáo. Không chỉ dừng lại ở chất liệu đá, nhiều chi tiết kiến trúc và điêu khắc đã được khảm thếp hoặc dát mạ bằng vàng bạc và đá quý. Đất nước đã chi tốn tới năm tấn vàng, năm tấn bạc và bốn

mươi nghìn viên đá quý cho việc này. Và đã phải huy động tới 1000 nhà điêu khắc giỏi làm việc cần mẫn trong suốt 20 năm trời.

Người Khmer là một trong những cộng đồng người lớn ở khu vực Đông Nam Á. Người Khmer có lịch sử hình thành, phát triển và di cư lâu đời, hiện sinh sống tại một số nước trong khu vực như Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Lào…Có thời kỳ người Khmer đã xây dựng nên một đế chế phong kiến hùng mạnh bậc nhất ở Đông Nam Á, như thời kỳ Angkor. Cho đến hiện nay, mặc dù định cư tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng nhìn chung người Khmer ở Đông Nam Á vẫn còn lưu giữ được những đặc điểm, nét văn hóa truyền thống. Sự tương đồng văn hóa giữa ngươi Khmer ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan,… đã chứng minh cho điều này.

Người Khmer đã xây dựng nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc riêng, thể hiện trên nhiều phương diện như: chữ viết, văn học, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật truyền thống,… Cũng giống như các tộc người ở khu vực Đông Nam Á lục địa khác (người Việt, Thái, Lào…) nền văn hóa người Khmer mạng đậm dấu ấn văn hóa nông nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong các lễ hội của họ. Những lễ hội truyền thống như Chol Chnam Thmay đều có mục đích chủ yếu là cầu mưa, mưa nhiều giúp cho việc trồng trọt được thuận lợi. Người Khmer cũng có mong muốn cầu nắng trong việc thả diều, điều này cũng liên quan chặt chẽ đến sản xuất nông nghiệp.

Văn hóa của người Khmer chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ, từ tôn giáo, tín ngưỡng, đến lễ hội. Người Khmer tiếp thu Phật giáo của người Ấn Độ, đó là Phật giáo Tiểu thừa. Trong tín ngưỡng truyền thống của người Khmer có cả những yếu tố của Ấn Đô giáo và Phật giáo. Những lễ hội truyền thống như lễ Dâng Y Kathiana, yếu tố Phật giáo đóng vai trò chủ đạo. Hầu hết các lễ hội của người Khmer đều gắn liền với những truyền thuyết mang tính Phật giáo. Có lẽ do chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo mà nền văn hóa của người Khmer có tính chất hiền hậu, gần gũi, mộc mạc nhưng cũng vô cùng sâu sắc.

Mặc dù người Khmer sinh sống ở nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực nhưng văn hóa của họ vẫn luôn thống nhất, có những điểm riêng biệt, dễ nhận ra. Lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ hội Tết truyền thống của người Khmer vẫn được gìn giữ, lưu truyền và phát triển ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan. Trong quá trình cùng chung sống, làm ăn , buôn bán với các dân tộc khác, người Khmer cũng đã học hỏi, tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa mới, phù hợp của các dân tộc khác. Chúng ta thấy lễ hội Sen Đôn ta của ngườ Khmer rất tương đồng với lễ Vu lan của người Việt. Hay tập tục té nước vào ngày đầu năm mới của người Khmer cũng tương đồng như “té nước” của người Thái, người Myanmar, người Lào,... Văn hóa của người Khmer có những nét tương đồng với văn hóa các dân tộc khác trong khu vực Đông Nam Á.

Nền văn hóa Khmer đa dạng, phong phú, đặc sắc trên nhiều lĩnh vực đã được thế giới biết đến một cách rộng rãi. Nhiều công trình văn hóa của người Khmer đã được

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN 1 (văn hóa của người khmer ở việt nam) (Trang 28 - 34)