CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CỘT

Một phần của tài liệu DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI NÔNG THÔN: ĐƯỜNG DÂY 110kV HÒA BÌNH KRÔNG ANA VÀ TRẠM BIẾN ÁP 110kV KRÔNG ANA Tậ B.1 (Trang 27)

7.1- LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CỘT

Cột sử dụng trên tuyến đường dây đấu nối vào TBA 110kV Krông Ana chủ yếu là cột bê tông ly tâm, ở các khoảng vượt lớn và cao dùng cột đỡ bằng thép 1 mạch các cột góc, cuối dùng cột thép một mạch và hai mạch được lựa chọn trên cơ sở sau:

- Yêu cầu chịu lực:

Cột thép được tính toán theo khoảng cột gió và khoảng cột trọng lượng và lực căng của dây (được ghi ở bảng liệt kê các sơ đồ cột trên tuyến).

- Phân tích lựa chọn sơ đồ cột:

Việc phân tích lựa chọn cột được căn cứ vào các mục tiêu sau đây:

+ An toàn vận hành: Cột bê tông ly tâm có lỗ trèo lên cột, cột thép làm bu

lông trèo trên cột và được mạ kẽm và có khả năng chịu lực cao do đó vận hành an toàn ít phải sửa chữa.

+ Dễ lắp đặt và vận chuyển: Cột bê tông ly tâm 20m được chia làm 2 đoạn

và cột thép được chế tạo từng thanh và lắp ráp bằng bu lông nên dễ lắp dựng bằng thủ công và vận chuyển lên các vị trí cột mà phải vận chuyển bằng thủ công.

+ Diện tích chiếm đất: Cột bê tông ly tâm ít tốn đất, cột thép đi qua vùng đất

chủ yếu là đất nông nghiệp nên chọn chiều rộng chân cột đối với cột đỡ là 1/12 và cột néo là 1/6 đạt hiệu quả về mặt tiết kiệm vật liệu thép giảm giá thành công trình.

+ Khối lượng san gạt mặt bằng: tuyến đi qua vùng đất tương đối bằng

phẳng cho nên không cần thiết phải làm cột chân thấp chân cao.

+ Trọng lượng cột và cấp độ chịu lực: được ghi trong bảng liệt kê sơ đồ cột.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI NÔNG THÔN: ĐƯỜNG DÂY 110kV HÒA BÌNH KRÔNG ANA VÀ TRẠM BIẾN ÁP 110kV KRÔNG ANA Tậ B.1 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w