Chương V: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.THỰC TRẠNG HIỆN NAY
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của những giá trị cao đẹp về đạo đức của người chiến sĩ cách mạng, là “hiện thân của nền văn hóa tương lai”. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có nội dung vô cùng phong phú, rộng lớn nhưng lại rất cụ thể, bình dị, gần gũi với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Hồ Chí Minh luôi coi đạo đức là “cái gốc”, là “nền tảng” của người cách mạng. Người cho rằng cũng như “sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức cách mạng không tự nhiên mà có, mà là kết quả của một quá trình giáo dục, rèn luyện bền bỉ mà nên, như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Đạo đức nội hàm sức mạnh to lớn, người có đạo đức cách mạng mới “gánh được nặng” và “đi được xa”. Đạo đức mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở người cán bộ Đảng viên chính là những biểu hiện tổng hòa của những tiêu chí đạo đức trong các mối quan hệ của họ với Đảng, Nhà nước, giai cấp, nhân dân, dân tộc; trong các mối quan hệ đa diện đa chiều của con người (đối với mình,đối với người, đối với việc)... Đó là những phẩm chất: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; là tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung... Những phẩm chất ấy được Người đặc biệt quan tâm trong điều kiện Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền và đội ngũ cán bộ Đảng viên là những “công bộc” của nhân dân.
Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng có sức mạnh tinh thần to lớn; là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của cán bộ Đảng viên, làm tăng sức mạnh của Đảng và chế độ xã hội XHCN. Điều đó cũng có nghĩa đặt ra một yêu cầu, đã là cán bộ Đảng viên thì trước hết phải trở thành một công dân mẫu mực, làm nòng cốt cho giữ gìn phẩm chất đạo đức và kỷ cương xã hội. Sự mực thước, nêu gương của người cán bộ Đảng viên trước nhân dân là vô cùng cần thiết, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà ta được
họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người bắt chước”.
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, để xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng XHCN, với quan điểm đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, đổi mới cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác, Đảng ta đã triển khai sâu rộng công tác xây dựng đảng nói chung và giáo dục Đạo đức cách mạng đối với cán bộ Đảng viên nói riêng. Từ năm 1987 đến 2004, BCH Trung ương và Bộ Chính trị các khóa đã ban hành 15 nghị quyết chuyên đề về xây dựng đảng trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, cán bộ và phương thức lãnh đạo của Đảng. Trước những thử thách khắc nghiệt của kinh tế thị trường, mở rộng dân chủ, mở cửa hội nhập với thế giới, tuyệt đại đa số cán bộ Đảng viên vẫn tin tưởng vào đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Họ đã khắc phục gian khổ, khó khăn, vượt qua thử thách, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, được dân tin, dân phục, dân yêu.
Được biểu hiện cụ thể qua các dẩn chứng sau:
- Kinh tế thị trường mà Việt Nam lựa chọn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những biểu hiện của định hướng xã hội chủ nghĩa là xóa đói giảm nghèo. Về mặt này, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh trong thời gian qua. Tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn cũ của Việt Nam (còn gọi là tỷ lệ nghèo thấp hay nghèo lương thực - thực phẩm) năm 2005 còn 7%, giảm mạnh so với tỷ lệ 17,5% năm 2001, bình quân mỗi năm giảm trên 2%, tương ứng với trên 300 nghìn hộ; vượt mục tiêu 10% đề ra cho năm 2005. Tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (còn gọi là tỷ lệ nghèo cao, hay cả nghèo lương thực - thực phẩm, cả nghèo phi lương thực - thực phẩm) đã giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống 37,4% năm 1998, 28,9% năm 2002 và 24,1% năm 2004. Tất cả 8 vùng trong cả nước đều giảm; tỷ lệ nghèo ở 4 vùng đã thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước, trong đó thấp nhất là Đông Nam Bộ (6,7%), tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long (19,5%), đồng bằng sông Hồng (21,1%), duyên hải Nam Trung Bộ (21,3%). Bốn vùng khác tuy tỷ lệ nghèo cao hơn tỷ lệ chung của cả nước, nhưng đã giảm nhiều so với năm 2002: Tây Bắc (54,4% so với 68%), bắc Trung Bộ (41,4% so với 43,9%), Tây Nguyên (32,7% so với 51,8%), Đông Bắc (31,7% so với 38,4%).
Đạt được kết quả như trên do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân tổng quát là nhờ tăng trưởng kinh tế khá cao cùng với việc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Phương thức xóa đói giảm nghèo đã được đổi mới phù hợp với chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo do Chính phủ đề ra sau khi cam kết thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; làm tốt công tác truyền thông, nâng cao dân trí; tăng việc làm, thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là người nghèo. Đã chú trọng đào tạo cán bộ cho các xã nghèo, cử cán bộ tỉnh, huyện và đội ngũ trí thức về giúp các xã nghèo. Các ngành, các cấp đã triển khai thực hiện tốt hơn các giải pháp xóa đói giảm nghèo. Tạo điều kiện về vốn qua các hình thức tín dụng cho các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; động viên mọi người tham gia xóa đói giảm nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, trợ giúp người nghèo. Xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và quỹ hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo. Qua 5 năm thực hiện chương trình 135, đối với các xã đặc biệt khó khăn, đã cung cấp cơ bản các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tính đến nay, đã có 56% số xã này đã được đầu tư đủ 8 công trình hạ tầng theo quy định; 70% số xã đã xây dựng được 5 công trình hạ tầng chủ yếu; 30/49 tỉnh có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng 143 trung tâm cụm xã với nhiều công trình hạ tầng thiết yếu. Riêng về nhà ở, chính sách về nhà ở cho người nghèo đã được quan tâm; đã triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền núi. Nhiều địa phương trong cả nước đã vận động thực hiện chương trình giúp người nghèo có nhà ở...
Để xóa đói giảm nghèo đạt kết quả cao hơn, cần bảo đảm hơn chất lượng xóa đói giảm nghèo. Giảm tỷ lệ hộ tái nghèo, giảm khó khăn của nhân dân vùng sâu, vùng thường bị thiên tai. Giảm khoảng cách giàu nghèo (đã tăng từ 4,1 lần năm 1993 lên 8,3 lần năm 2004). Tổ chức tốt hơn các chính sách về hỗ trợ hộ nghèo đã được ban hành. Giải quyết tốt hơn khó khăn bất cập về nhà ở cho người nghèo đô thị, công nhân các khu công nghiệp, các đối tượng xã hội khác; giải quyết tốt việc
cải thiện các khu nhà cũ nát ở các đô thị; quan tâm đúng mức việc chăm lo nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; có chính sách tạo quỹ nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội; có chính sách giảm bớt khó khăn về nhà ở cho hộ nông dân. Mục tiêu về xóa đói giảm nghèo được đưa ra Đại hội X thảo luận và quyết định có nhiều, trong đó không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) xuống còn 15 - 16% vào năm 2010...
- Rạng sáng ngày 20/2, các trinh sát của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH (PC14) Công an TPHCM phối hợp với Công an quận 10 đã triệt phá một ổ bạc ăn tiền tại ngôi nhà 355/10 Vĩnh Viễn, P.5, Q.10.
Tại đây, khi các trinh sát ập vào đã bắt quả tang 16 đối tượng, trong đó có 5 đối tượng có tiền án tiền sự về đánh bạc, tổ chức đánh bạc, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy. Tang vật bị thu giữ gồm 2 bộ bài, 3 hột xí ngầu, hơn 13 triệu đồng cùng 18 điện thoại di động…
Thông tin ban đầu cho biết, ổ bạc này do đối tượng Lê Quốc Tuyến (49 tuổi, ngụ nhà trên) cùng Quách Thành Long (47 tuổi, ngụ quận 8) đồng tổ chức tại nhà Tuyến. Sòng bạc này “khai trương” hoạt động từ tháng 11/2008 cho đến nay. Mỗi ngày, sòng bài này mở từ 15h đến tận sáng hôm sau mới kết thúc.
Các con bạc sát phạt nhau bằng hình thức chơi bài binh xập xám. Mỗi chiếu bạc từ 600.000 - 3.000.000 đồng. Bằng hình thức tổ chức đánh bạc này, trung bình mỗi ngày Long và Tuyến bỏ túi số tiền xâu từ 1,5-2 triệu đồng.
Được biết Lê Quốc Tuyến nguyên là một cán bộ công an, đã ra khỏi ngành. Sau khi lập sòng bài này, Tuyến đã để Long trực tiếp điều hành mọi hoạt động cũng như thuê các đối tượng canh cửa, chia bài, phục vụ… Hiện cơ quan cảnh sát đang mở rộng điều tra làm rõ.
Công Quang - Hoài Lương
Theo dantri.com.vn
- Bốn năm liền, Đảng bộ xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy) được công nhận trong sạch vững mạnh. Kết quả này nói lên sự quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, trong đó có sự nêu cao tính tích cực, gương mẫu của từng đảng viên trong những năm qua...
Sau một năm được công nhận xã văn hóa, chúng tôi
có dịp trở lại và chứng kiến những đổi thay của xóm làng Vị Thắng. Gặp Bí thư Chi bộ ấp 7 Khả Văn Tui, người luôn được bà con ấp 7 mến mộ và tín nhiệm bầu anh kiêm luôn chức vụ Trưởng ấp. Anh Tui kể lại: Hồi mới ra riêng, cha mẹ cho vợ chồng anh chỉ có 4 công ruộng, 2 công vườn, cuộc sống lúc đó còn lắm khó khăn. Thậm chí có lúc anh phải đi làm thuê, làm mướn để lo cho con ăn học. Nhưng nhờ cần cù, chịu khó, cộng với tư duy làm ăn của mình, anh quyết tâm cải thiện cuộc sống. Tranh thủ sau mỗi vụ lúa, anh tận dụng rơm để làm nấm, nhờ vậy mà mỗi vụ thu hoạch nấm, sau khi trừ chi phí, anh lời từ 5 đến 6 triệu đồng. Không những anh Tui tập trung chăm sóc 2 công vườn cam, quít, mà còn tận dụng diện tích mặt nước mương líp quanh nhà để nuôi cá. Nhờ những nguồn thu này mà hàng năm anh thu nhập trên 30 triệu đồng. Qua nhiều năm tích lũy, đến năm 1999, anh cất được căn nhà tường khang trang và mua thêm 10 công đất nữa. Anh mạnh dạn phá bỏ cam, quít chuyển sang trồng măng cụt, sầu riêng, nhằm phát triển kinh tế vườn.Khi cuộc sống dần ổn định, anh Tui tham gia hoạt động tích cực các phong trào ở địa phương, nên trong năm 2004, anh được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Với sự nhiệt tình, chịu khó học tập và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả cao, anh Tui được bầu làm Chi hội trưởng Nông dân ấp, rồi Bí thư Chi bộ ấp 7. Đến năm 2007, anh được bà con tín nhiệm bầu kiêm luôn Trưởng ấp 7. Khi được hỏi về anh, bà con ở đây đều có chung nhận xét: “Gần gũi, giúp đỡ bà con rất nhiệt tình. Anh luôn tâm niệm “nói phải đi đôi với làm”. Chính điều đó mà các phong trào ở địa phương, như vận động xây dựng tiêu chí văn hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp... đều có anh tham gia tích cực, luôn bám sát, chỉ đạo chặt chẽ và mang lại hiệu quả cao”. Không chỉ làm tốt vai trò là người lãnh đạo, người đại diện của nhân dân ở ấp 7, anh Tui còn là người làm ăn giỏi, khi 3 năm liền được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện và được khen thưởng các bằng khen về “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Cán bộ xã Vị Thắng trao đổi, giúp đỡ người dân phát triển mô hình trồng rau sạch. Ảnh: P.Luận
Còn ông Nguyễn Văn Cao, ở ấp 10, cũng được xem là một trong những đảng viên tiêu biểu của xã Vị Thắng. Là cựu lực lượng thanh niên xung phong, đến năm 1988, ông Cao trở về địa phương và được dân tín nhiệm bầu giữ chức vụ Trưởng ban nhân dân ấp, nay là Trưởng ấp. Khi đó, ông Cao nghĩ: “Muốn bà con tin tưởng mình thì phải gương mẫu, đi đầu”. Do vậy, ngoài công việc ở ấp, ông không ngừng chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Với 10 công đất, ông trồng cây ăn trái, mặt nước được tận dụng để nuôi lươn. Thu nhập mỗi năm cũng trên chục triệu đồng. Tích cóp dần qua nhiều năm, ông mua thêm đất, mở rộng diện tích nuôi cá, trồng dưa hấu, làm ruộng... Nhờ vậy mà hiện tại gia đình ông có mức thu nhập trên 120 triệu đồng/năm. Nói về vai trò của trưởng ấp, bà con ở đây kể rằng, bất kể mưa nắng, ông Cao luôn hăng hái vận động nhân dân làm lộ giao thông nông thôn, vận động trẻ trở lại lớp, xây dựng xóm làng bình yên. Riêng các đoàn thể được ông hỗ trợ hơn 40 triệu đồng/năm nhằm giúp cho các hội viên mượn vốn làm ăn. Hiện nay, tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn nhiệt tình cùng các đoàn thể đẩy mạnh việc chăm lo cho hộ nghèo, hộ chính sách, nhân rộng những mô hình làm ăn có hiệu quả, nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Tính tiên phong, gương mẫu của ông được bà con đánh giá cao, gần đây nhất là việc ông không ngại khó khăn đi vận động bà con đóng góp gần 700 triệu đồng để tráng bê-tông tuyến đường Nàng Mau 2 chạy dài khoảng 5.000 m. Nhờ đó mà việc đi lại của nhân dân thuận tiện hơn trong hai mùa mưa nắng, con đường tìm đến cái chữ của con em cũng dễ dàng hơn.
Bí thư Đảng ủy xã Vị Thắng Nguyễn Thị Tua cho biết: “Năm 2008, Đảng bộ xã có 149 đảng viên, trong đó có 24 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 100 đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và 25 đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, 14/14 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh. Có thể nói, chính nhờ sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ, nhất là từ sự gương mẫu đi đầu của từng cán bộ, đảng viên mà mấy năm qua, các phong trào thi đua ở địa phương đều được triển khai thuận lợi, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng đảng viên, mỗi đảng viên thực sự là một tấm gương tiêu biểu, hưởng ứng và tham gia tích cực Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để xứng đáng với lòng tin của nhân dân”.vvv…
Chưa làm được:
Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đối mặt với một thực tế là tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống