ĐNA có nền nông nghiệp nhiệt đới.

Một phần của tài liệu NOI DUNG KIẾN THỨC cơ bản địa lí LOP 11 (Trang 30 - 32)

- Các ngành chính: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

1. Trồng lúa nước: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của KV.

- Được phát triển ở tất cả các nước nhưng sản lượng nhiều nhất ở Thái Lan, Việt Nam, Phi- lip-pin, Ma-lai-xi-a (Thái Lan, Việt Nam trở thành các nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo).

- Do áp dụng tiến bộ KHKT, năng suất lúa ngày càng tăng. - Đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.

2. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả

- Cây công nghiệp là loại cây trồng phổ biến của khu vực.

+ Cao su được trồng ở Thái Lan, Indonexia, Malayxia, Việt Nam.

+ Cà phê – hồ tiêu có nhiều ở Việt Nam, Indonexia, Malayxia, Thái Lan. + Các loại cây lấy dầu, cây lấy sợi cũng được trồng nhiều ở KV.

- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước.

 Đông Nam Á là nguồn cung cấp chính cho thế giới về cao su, cà phê, hồ tiêu. Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất thế giới.

3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

- Chăn nuôi gia súc vẫn chưa trở thành ngành chính. - Các sản phẩm chính:

+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mianma, Indonexia, Thái Lan, Việt Nam. + Lợn thấy nhiều ở Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Indonexia.

- Gia cầm cũng được nuôi nhiều ở ĐNA.

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản phát triển. Tuy nhiên sản lượng đánh bắt còn rất khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới.

Tiết 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN

* Lịch sử hình thành và phát triển

- 8/8/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), Hiệp hội các nước ĐNA được thành lập – ASEAN gồm 5 nước: Thái Lan, Indonexia, Malayxia, Philippin, Xingapo.

- Số lượng thành viên ngày càng tăng lên  đến nay đã có 10 quốc gia thành viên.

1. Các mục tiêu chính của ASEAN

- Có 3 mục tiêu chính:

+ Thúc dẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên. + Xây dựng khu vực có nền hoà bình, ổn định.

+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.

 Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là “Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển”.

2. Cơ chế hợp tác của ASEAN

- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao...

- Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung. - Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

- Xây dựng khu vực thương mại tự do.

 Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hoà bình, ổn định và cùng phát triển.

Một phần của tài liệu NOI DUNG KIẾN THỨC cơ bản địa lí LOP 11 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w