KẾT LUẬN, KIẾN NHGỊ

Một phần của tài liệu KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỂ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (Trang 38 - 40)

Định hướng các nhiệm vụ trọng tâm trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài nguyên nước trong thời gian tới:

-Một là, tập trung xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước năm 2012 để triển khai đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách đã được thể chế hóa trong Luật.

Trong đó tập trung xây dựng để triển khai quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; thu tiền cấp quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước, đồng thời rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về quy hoạch, điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

-Hai là, xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, quyền và nghĩa vụ của nước ta trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước liên quốc gia theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật sử dụng nguồn nướcliên quốc giacho các mục đích phi giao thông thủy.

-Ba là, tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới. Trong đó cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chế độ sở hữu đối với tài nguyên nước; cơ chế tiếp cận, định giá, hạch toán tài nguyên trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề chia sẻ lợi ích, đền bù, hỗ trợ giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước nhằm hài hòa về quyền lợi, nghĩa vụ giữa hoạt động khai thác với hoạt động bảo vệ, giữa thượng lưu với hạ lưu.

-Bốn là, rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách về tạo nguồn thu ngân sách, chia sẻ lợi ích với các bên liên quan dựa trên nguyên tắc người hưởng lợi từ tài nguyên nước phải trả tiền, người gây ô nhiễm phải khắc phục, bồi thường; về áp dụng các công cụ kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt là các chính sách thuế, phí, lệ phí; về khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

-Năm là, xây dựng, hoàn thiện và từng bước tối ưu hóa cơ chế phối hợp vận hành điều tiết nước trong cả mùa cạn, mùa lũ nhằm đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống, giảm lũ cho hạ du, cấp nước trong mùa cạn gắn với nhiệm vụ phát điện của các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông.

-Sáu là, xây dựng cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục các hoạt động khai thác, sử dựng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thông qua việc áp dụng công nghệ tự động, trực tuyến, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục. Trước hết tập trung đối với hoạt động xả nước thải của các cơ sở xả nước thải lớn, gây ô nhiễm nguồn nước và việc vận hành, điều tiết nước của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, nhất là các hồ có khả năng điều tiết dòng chảy trên 11 lưu vực sông lớn, quan trọng.

Bảy là, thành lập các Ủy ban lưu vực sông và đưa vào hoạt động để thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ TNN, phòng, chống tác hại do nước gây ra trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng, nhằm giải quyết hài hòa, có hiệu quả, bền vững các vấn đề về tài nguyên nước giữa các bên liên quan, giữa thượng lưu, hạ lưu và giữa khai thác với bảo vệ trong khuôn khổ toàn lưu vực sông. Đồng thời, đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; tăng cường năng lực, bao gồm cả tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất, công cụ kỹ thuật, thông tin cho các cơ quan quản lý chuyên ngành về tài nguyên nước từ trung ương đến các cấp ở địa phương.

40

GVHD: Lê Quốc Tuấn Trang

Một phần của tài liệu KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỂ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w