KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Đồ án kiến trúc sư, đại học huế (3) (Trang 42 - 46)

II. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

1. Giải pháp chung

- Kết cấu nền móng - Vật liệu

Qua tài liệu địa chất tham khảo và phương án kiến trúc đề xuất, việc giải quyết nền móng công trình dự kiến như sau:

+ Toàn bộ công trình dùng cọc bê tông cốt thép tiết diện (250*250)mm ép xuống nền đất tốt theo địa chất với chiều dài từ 10m đến 12m, chiều dài mỗi cọc từ 5m đến 6m.

+ Mũi cọc được đặt xuống nền đất tốt, mác bê tông cọc là M250#. Sau khi ép cọc, thử cọc sẽ tiến hành làm đài và làm móng.

+ Giằng móng có tiết diện (250*400)mm, bêtông mác M300#. Cốt thép nhóm AII với d>10mm, nhóm AI với d<10mm.

+ Tường móng xây bằng gạch chỉ đặc mác M75#, vữa xi măng mác M50#.

+ Công trình bố trí dạng tập trung nên công trình có chiều dài lớn hơn vì vậy giữa các khối được bố trí các khe lún để tách riêng biệt, đảm bảo độ an toàn và tuổi thọ cho công trình.

- Kết cấu phần thân - Vật liệu

+ Kết cấu chịu lực chính của công trình là khung bêtông cốt thép chịu lực, hợp với hệ cột tạo thành không gian chịu lực làm ổn định công trình.

+ Chọn bêtông cốt thép dễ tạo dáng, dễ thi công, dễ xử lý các khối khi tạo dáng. Đường nét kiến trúc đa dạng và phong phú, sử dụng vật liệu

thông dụng, phù hợp với khí hậu của Việt Nam, mang lại tuổi thọ cho công trình cao.

+ Khẩu độ lớn của khối trình diễn thời trang dùng giàn thép tròn, cột bê tông cốt thép.

+ Hệ kết cấu dầm, sàn, cột được thiết kế đảm bảo độ ổn định và chịu lực tốt.

+ Kết cấu sàn và dầm được thi công (đặt thép) toàn bộ, đổ bê tông cốt thép toàn khối. Dùng kết cầu sàn chịu lực hai phương.

+ Dầm được bố trí theo lưới cột, bên cạnh đó có bố trí tăng cường dầm phụ giao thoa để tăng cường tính ổn định và liên kết.

+ Cầu thang được đổ bêtông cốt thép toàn khối.

+ Tường bao che dày 220mm, xây gạch vữa xi măng mác M75#.

+ Các kết cấu khác dùng bê tông cốt thép theo yêu cầu thiết kế kiến trúc. Công trình chủ yếu dùng vật liệu bê tông cốt thép có độ bền vững cao, đảm bảo độ ổn định vừa biến đổi không gian kiến trúc linh hoạt, đồng thời giúp thi công dễ dàng từ kết cấu đến hoàn thiện.

+ Các liên kết nối sử dụng chủ yếu trong công trình là liên kết hàn.

+ CHọn lưới cột tròn. Lưới cột này không quá lớn, tính toán tiết diện đà không lớn, không ảnh hưởng chiều cao tầng.

+ Các hệ giằng để kết hợp các khung tạo thành hệ chịu lực không gian, đồng thời chịu tải trọng đến các khung.

+ Bêtông mác M200#

+ Cốt thép loại: AII có đường kính d>10mm

AI có đường kính d<10mm

2. Công thức tính sơ bộ

Chọn chiều dày bản sàn

Theo công thức: hb = D/m)x1

Trong đó: D=0,8÷1,4 Tuỳ thuộc vào độ lớn và tải trọng q

m = 10÷18 Với bản côn xôn

m = 30÷35 Với bản dầm

m = 40÷45 Với bản kê 4 cạnh

Do đó: hb =(D/m)x1

* Tiết diện dầm chính:

- Công thức tính chiều cao dầm:

Hdc = (1/8÷1/12)x1

- Bề rộng dầm:

Bdc = (0,3÷0,5)xHdc

* Tiết diện dầm phụ:

Hdp = (1/12÷1/20)x1

- Bề rộng dầm phụ:

Bdp = (0,3÷0,5)Hdp

* Tiết diện cột:

- Sử dụng cột bêtông cốt thép mác M250#, có Rn =110kg/cm2

- Diện tích cột được tính theo công thức:

Fb = bxh > (kxN)/Rn

Trong đó:

+ Cấu kiện chịu nén đúng tâm: k = 0,9÷1,2

+ Cấu kiện chịu nén lệch tâm: k = 1,3÷1,5

+ Rn: Cường độ chịu nén của bêtông

+ N: lực dọc tác dụng lên cột

- Công thức kiểm tra về mặt ổn định (độ mảnh):

r = l0/i < rgh = 100

Trong đó: l0 = 0,7x chiều cao tầngIII. KẾT LUẬN

Để nâng cao sự hiều biết và tạo ra được nhận thức đúng đắn cho mọi người về giá trị to lớn, tiềm ẩn trong quần thể di sản kiến trúc Huế, chúng ta cần phải xây dựng Trung tâm trưng bày nghệ thuật điêu khắc Huế. Nghệ thuật điêu khắc Huế đã được nhân thức lại, và đang được phát hiện nhiều giá trị lớn, được đề cập đến trong nhiều tạp chí hoa học và sách

với chức năng của nó sẽ xác định lại một hướng tìm tòi đúng về mỹ thuật Huế đã tồn tại hàng trăm năm qua và khơi dậy ý thức, tư duy sưu tầm và nghiên cứu đáp ứng cho việc bảo tồn, cứu vãn một mảng mỹ thuật vẫn chưa được coi trọng và đang bị bỏ quên. Con người, do bị cuốn hút quá mạnh vào guồng máy của xã hội hiện đại, đã quên mất hay bỏ qua những giá trị quý báu của kho tàng ẩn dấu này, chứ không phải họ thờ ơ hay không thể cảm nhận cái đẹp.

Huế có nền mỹ thuật phong kiến lớn, phong phú, đặc sắc và tương đối nguyên vẹn : Vấn đề đã được đề câp tương đối kỹ lưỡng ở các phần trên. Huế có nguồn mỹ thuật hiện đại khá sinh động, dồi dào: Chuyển sang thời kỳ hiện đại, dưới sự lãnh đạo theo ngọn cờ xã hội chủ nghĩa của Đảng. Mỹ thuật Huế tiếp tục phát triển mạnh, Huế có đội ngũ họa sĩ động đảo, nhiệt tình và chất lượng. Huế có những họa sĩ, diêu khắc gia hiện đại mang tầm vóc thế giới như Điềm Phùng Thị, Lê Bá Dảng, Bửu Chỉ,… Bên cạnh đó, quy trình đào tạo của trường đại học mỹ thuật Huế đã mang lại cho thành phố một không khí nghệ thuật sôi động và mạnh mẽ.

Trung tâm trưng bày, triển lãm nghệ thuật điêu khắc ra đời có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội. Ngoài vai trò phát hiện và bảo tồn những giá trị văn hoá đặc sắc của nhân loại, nó còn góp phần nâng cao trình độ dân trí của nhân dân. Để có thể hiểu và nắm bắt được quá khứ cùng với nét văn hóa truyền thống của một dân tộc qua con đường ngắn nhất thì chỉ có những công trình như thế mới đáp ứng được các yêu cầu đó.

Một phần của tài liệu Đồ án kiến trúc sư, đại học huế (3) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w