Trong mô hình IP chồng lấp mạng WDM có khả năng tái cấu hình, IP và WDM có thể truyền thông qua UNI quang hoặc WDM NC&M. UNI quang cho phép một lượng nhỏ thông tin về mạng vật lí (ví dụ như cấu hình và các kết nối mạng WDM) được chia sẻ với mạng khách. WDM NC&M thể hiện một hệ thống quản lí IP và WDM tách biệt hoàn toàn. Do vậy, giả thiết trong cấu hình mạng chồng lấp là ở chỗ mạng WDM có thể hỗ trợ mô hình ảo. Nếu một mô hình ảo không được hỗ trợ hoặc một đường đi ngắn nhất không được thiết lập do các điều kiện ràng buộc tại tầng WDM thì giải pháp dịch chuyển dự phòng cho mô hình gốc sẽ được dùng đến. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thắt cổ chai tài nguyên trong các mạng IP/WDM xảy ra tại các giao diện IP chứ không phải tại các giao diện WDM. Các giao diện IP thường đắt và hiếm hơn các giao diện WDM. Nói chung, có một số lượng giao diện WDM nhất định luôn sẵn sàng. Vì thế nếu một mô hình ảo không thể được hỗ trợ bởi một vật mang (nghĩa là nhà cung cấp máy chủ mạng) thì vật mang sẽ xem xét tới cập nhật dung lượng của nó hoặc là từ chối yêu cầu tài nguyên ngay lập tức. Vật mang có thể không thích chia sẻ thông tin mô hình với các máy khách. Các kinh nghiệm thiết lập mô hình và kinh nghiệm dịch chuyển được giới thiệu một cách riêng rẽ. Chúng có thể được coi là các công cụ riêng rẽ và chỉ được sử dụng khi cần thiết. Nhưng một giả thiết chung trong mô hình liên kết mạng chồng lấp IP/WDM có khả năng tái cấu hình là ở chỗ mô hình ảo có thể được hỗ trợ trong mạng WDM.
Việc kiểm tra động các điều kiện ràng buộc vật lí mạng WDM trong tái cấu hình mô hình đòi hỏi một xu hướng IP/WDM tích hợp mạnh hơn nữa. Ví dụ như, trong mô hình mạng IP/WDM có khả năng tái cấu hình ngang hàng, thông tin về mô hình của mạng WDM sẽ được chia sẻ với mạng IP. Chính các mạng IP này làm cho các chiến thuật tái cấu hình IP/WDM tích hợp trở thành hiện thực. Một ví dụ đơn giản là kiểm tra độ mềm dẻo của mỗi đường đi ngắn nhất trong thuật toán thiết lập mô hình. Tuy nhiên, xu hướng này phụ thuộc quá nhiều vào độ chính xác và độ đồng bộ thông tin về mô hình tại một cơ sở dữ liệu của mỗi bộ định tuyến cục bộ. Trong môi trường phân tán và thời gian thực, thông tin cục bộ về mô hình có thể chưa được cập nhật và sự hội tụ mạng tương ứng (ví dụ như các thay đổi trạng thái tuyến nối) có thể mất một khoảng thời gian nào đó. Hơn thế, thông tin mạng WDM quảng bá tới mạng IP sẽ không mềm dẻo đứng từ góc độ điều khiển mạng. Mặc dù mô hình mạng IP/WDM có khả năng tái cấu hình ngang hàng đã được đề xuất nhưng lại không có bất cứ triển khai nào về mặt thương mại của một mô hình như vậy.
Ngay cả khi các tài nguyên tầng WDM là đủ để hỗ trợ bất cứ một chuỗi dịch chuyển (một ví dụ yêu cầu nhiều nhất là có thể bổ sung tất cả các kết nối mới trước khi loại bỏ các kết nối không mong muốn), thì vẫn còn những khó khăn trong vấn đề dịch chuyển. Vì tái cấu hình WDM liên quan tới các bước sóng dung lượng lớn (lên tới OC-192), việc thay đổi ấn định tài nguyên trong phân mảnh thô sẽ ảnh hưởng rất lớn tới dòng lưu lượng đầu cuối người sử dụng. Nói chung quá trình dịch chuyển bao gồm nhiều chuỗi thiết lập và loại bỏ các đường đi ngắn nhất WDM riêng rẽ. Các dòng lưu lượng phải thích ứng theo các thay đổi của đường đi ngắn nhất sau mỗi bước dịch chuyển. Tuỳ thuộc vào cấu trúc mạng, sự liên quan có thể mở rộng ra phân bố định tuyến trong mạng và tới lượt nó lại ảnh hưởng tới nhiều dòng lưu lượng người sử dụng hơn. Vì tái cấu hình đường đi ngắn nhất WDM được coi như một thay đổi mô hình đường đi ngắn nhất tại tầng IP, giao thức định tuyến IP phải thích ứng với thay đổi này. Nghĩa là thay đổi về mô hình có thể gây ra các ‘hố đen’ và các vòng lặp chuyển tiếp trong bất cứ giao thức định tuyến IP nào đang tồn tại. Do đó, cần có các biện pháp bổ sung để loại bỏ các ảnh hưởng lên lưu lượng người sử dụng trong khi hội tụ giao thức định tuyến sau mỗi lần tái cấu hình.
Các thuật toán tìm kiếm một lược đồ dịch chuyển tối ưu thường rất phức tạp vì nó liên quan tới rất nhiều hoạt động khác nhau. Các kinh nghiệm có thể được áp dụng để cho một dịch chuyển suôn sẻ mặc dù chúng không đảm bảo đó là giải pháp tối ưu. Một thuật toán dựa trên kinh nghiệm sẽ được cung cấp tuỳ theo mục tiêu dịch chuyển mô hình đường đi ngắn nhất trong mạng IP/WDM chồng lấn.
Thuật toán dựa trên dịch chuyển mô hình
Có bốn hoạt động nguyên thuỷ liên quan tới dịch chuyển và chúng được định nghĩa như sau:
Hoạt động A: loại bỏ một cạnh
• Cấu hình hai giao diện bộ định tuyến IP liên quan tương ứng
• Loại bỏ hai đường đi ngắn nhất đơn hướng trong tầng WDM
• Cập nhật tập tin sau khi loại bỏ cạnh (bao gồm các chi tiết về đường đi ngắn nhất như là các giao diện máy khách, tên/địa chỉ của các WADM, các hop hoặc các WSXC trung gian, các chi tiết về bộ định tuyến và các bước sóng).
Hoạt động B: bổ sung một cạnh
• Tính toán và thiết lập một tuyến nối ảo trong tầng WDM. Cần chú ý rằng một tuyến nối IP ảo khi được triển khai sẽ sử dụng hai đường đi ngắn nhất đơn hướng. Chúng có thể nằm trên cùng một tuyến sợi quang nhưng chiếm hai kênh bước sóng khác nhau. Nếu vì bất cứ sự thay đổi nào mà quá trình chèn bổ sung này bị thất bại thì thuật toán sẽ bỏ qua bằng cách gọi hoạt động R.
• Cấu hình các giao diện bộ định tuyến IP theo các địa chỉ IP giao diện được cập nhật. Cần chú ý rằng bằng cách sử dụng giao diện IP không được đánh số hay địa chỉ IP thứ cấp gán trước và một địa chỉ IP sơ cấp cho một giao diện thì sẽ không cần cập nhật địa chỉ IP giao diện nữa.
• Cập nhật tập tin về sự chèn cạnh (bao gồm cả các thông tin chi tiết về đường đi ngắn nhất và bộ định tuyến).
Hoạt động E: đánh giá kết nối mạng
• Hoàn toàn kết nối được định nghĩa là khi bắt đầu từ một node bất kì vẫn có khả năng truyền tới bất cứ một node nào khác. Có thể triển khai điều này nhờ việc sử dụng thuật toán Depth-First Search.
• Trả lại giá trị 0 nếu mạng không kết nối và 1 nếu mạng kết nối hoàn toàn.
Hoạt động R: lưu trữ mô hình ban đầu
Ví dụ như khi quá trình dịch chuyển bị thất bại:
• Dựa trên thông tin tập tin log, thuật toán sẽ thực hiện loại bỏ/thiết lập các đường đi ngắn nhất theo từng bước sao cho mô hình ban đầu/cũ được trả lại
• Gửi các bản tin lỗi hoặc các cảnh báo cho nhà quản lí hay/và các máy khách.
3.6. Tổng quan về tái cấu hình WDM chuyển mạch gói
Trong các mạng IP thì nhu cầu hỗ trợ là cả chuyển mạch gói lẫn chuyển mạch kênh. Một mạng IP/OLS có thể được thiết kế theo cách nào đó sao cho bất kì bước sóng nào trong sợi quang ở tầng WDM cũng có thể thiết lập động ở chế độ kênh hay chế độ gói. Trong chế độ gói, OLS làm việc giống như chuyển mạch nhãn MPLS làm việc trong các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn ở miền điện. Nhưng các hoạt động của OLS xảy ra ở miền quang. Trong chế độ chuyển mạch kênh, OLS làm việc giống như mạng đấu chéo quang. Điều này đòi hỏi pha báo hiệu riêng để thiết lập kênh liên lạc.
Hình 3.2 chỉ ra một tái cấu hình mạng WDM chuyển mạch gói. Như được chỉ ra trên hình, tồn tại một mô hình sợi IP/OLS tích hợp ngay phía trên các MPLS LSP và các đường đi ngắn nhất. Tái cấu hình OLS có liên quan tới tái cấu hình kết nối và tái cấu hình MPLS LSP. Hiện nay các mạng OLS không hỗ trợ hoàn toàn chuyển tiếp dựa trên IP đích, nghĩa là trong mặt phẳng dữ liệu, OLSR không đọc cũng như không hiểu mào đầu IP datagram.
Hình3.2. Tái cấu hình trong mạng WDM chuyển mạch gói
Thuật toán tái cấu hình thực hiện kỹ thuật tích hợp tầng IP và tầng WDM sẽ được xem xét trong phần này. Thuật toán này là phù hợp nhất cho các mạng IP/WDM tích hợp trong đó một giao thức trung tâm IP được sử dụng để điều khiển các giao diện bộ định tuyến vật lí. Một giao thức định tuyến IP trạng thái tuyến, ví dụ như OSPF với các mở rộng hợp lí, được sử dụng để giúp các thành phần mạng phát hiện ra mô hình vật lí. Các bước sóng trong một sợi quang được điều khiển nhờ sử dụng một cơ chế dựa trên MPLS (nghĩa là chọn bước sóng cục bộ). Thông tin liên quan tới kết nối đường đi ngắn nhất và chế độ hoạt động của mỗi một bước sóng trong tất cả các sợi cũng được truyền thông qua các OSPF mở rộng. Mỗi thành phần mạng duy trì hai mô hình mạng. Một mô hình là mô hình vật lí mô tả các thành phần mạng vật lí và các kết nối sợi quang giữa chúng. Mô hình còn lại là mô hình đường đi ngắn nhất trong đó xác định các kết nối đường đi ngắn nhất. Khi một thành phần mạng quyết định thiết lập một kết nối đường đi ngắn nhất mới, đầu và cuối của đường đi ngắn nhất đó sẽ có trách nhiệm định tuyến đường đi ngắn nhất thông qua mô hình vật lí thoả mãn các điều kiện ràng buộc của mạng. Khi một node nguồn muốn gửi dữ liệu tới một node đích, có thể tồn tại hoặc không tồn tại một đường đi ngắn nhất trực tiếp giữa chúng. Hơn thế nữa, việc thiết lập một đường đi ngắn nhất mới có thể hoặc không thực hiện được tuỳ theo độ khả dụng kênh và các
điều kiện ràng buộc khác. Trong MPLS điện truyền thống, các LSP là các kênh ảo do dó chúng có thể được thiết lập để hỗ trợ kết nối hình lưới hoàn toàn. Do vậy, dữ liệu chuyển mạch nhãn trong MPLS có thể được phân phát trong một hop LSP.
Cho các kết nối không hoàn toàn trong OLS, cần có định tuyến dữ liệu tại mỗi thành phần mạng và không gian định tuyến tương ứng là mô hình đường đi ngắn nhất. Do đó ở đây tồn tại hai tầng định tuyến. Cấu trúc xếp tầng này là kết quả tự nhiên của việc gắn một mô hình gói (IP) trong một miền chuyển mạch kênh (WDM đấu chéo). Kết quả là kỹ thuật lưu lượng có thể được thực hiện ở mỗi tầng. Trong khi tại tầng cao hơn, nghĩa là mô hình đường đi ngắn nhất, các giải pháp kỹ thuật lưu lượng MPLS điện hiện có có thể được ứng dụng. Tầng thấp hơn cần một thuật toán lí thuyết để xác định cấu hình và tái cấu hình đường đi ngắn nhất trong mô hình vật lí của mạng WDM. Hơn thế, cũng cần các tương tác kết hợp của hoạt động kĩ thuật lưu lượng giữa tầng thấp và tầng cao.
Có hai phương pháp để thiết lập một đường mới. Đường mới này có thể là đường đi ngắn nhất hoặc LSP. Với xu hướng thứ nhất, bất cứ khi nào một node cần thiết lập một LSP tới một node khác thì đầu tiên, node đầu cuối đó sẽ cố gắng thiết lập đường đi ngắn nhất trực tiếp tới node đầu cuối. Nếu như tầng vật lí không thể hỗ trợ đường đi ngắn nhất đó, node đầu cuối đó sẽ cố gắng định tuyến LSP đó thông qua mô hình đường đi ngắn nhất hiện tại, nghĩa là thiết lập một LSP điện. Nếu quá trình này cũng thất bại, tái cấu hình đường đi ngắn nhất sẽ được sử dụng. Xu hướng thứ hai có xu hướng tận dụng tối đa các tài nguyên WDM đã được cấu hình trước khi thực hiện cấu hình các tài nguyên bổ sung. Khi một node cần phải thiết lập một LSP tới một node khác, node đầu cuối luôn luôn cố gắng định tuyến LSP đó thông qua mô hình đường đi ngắn nhất hiện có, nghĩa là thiết lập một LSP điện. Nếu quá trình này thất bại, node đầu cuối đó sẽ cố gắng thiết lập một đường đi ngắn nhất trực tiếp tới node đầu cuối, nghĩa là thiết lập một LSP quang. Nếu quá trình này vẫn không thành công thì tái cấu hình đường đi ngắn nhất sẽ được kích hoạt. Các thuật toán thiết lập đường đi ngắn nhất và tái cấu hình có thể được sử dụng ở cả hai xu hướng. Ý tưởng cơ bản là định tuyến đường đi ngắn nhất qua mô hình vật lí đáp ứng các điều kiện ràng buộc như là độ khả dụng bước sóng, tính liên tục bước sóng và chất lượng tín hiệu quang.