Hầu hết các chƣơng trình hiện tại đều kết cấu từ mô hình “đa tầng”, việc tổ chức đa tầng giúp ta dễ phát triển và tìm ra những sự cố trong khi thực thi. Đối với chƣơng trình này chỉ có thể thực hiện ở mô hình 3 tầng.
1.1. Tầng giao diện UI (user interface)
Trong mô hình 3 tầng, tầng UI ở đây làm nhiệm vụ chứa đựng những gì liên quan đến giao diện, trong thành phần giao diện thì bao gồm những Form và các sự kiện mà ta gắn vào tƣơng ứng trong form đó.
Với những thông tin đó thì trong tầng UI ta có thể chứa các thành phần sau:
-Các form thực thi ứng dụng cụ thể nhƣ: form chính, form bệnh nhân,
form bác sĩ, form y tá...
-Form phục vụ tìm kiếm và thống kê nhƣ: form tìm bệnh nhân, form
thống kê bệnh nhân...
-Các báo cáo thống kê (report), tuy nhiên trong chƣơng trình này không
đặt trong tầng UI nhƣng ta có thể xem chúng là thành phần của tầng UI.
1.2. Tầng Data
Tầng Data là tầng chứa những gì liên quan đến dữ liệu dùng trong chƣơng trình, trong tầng này ta có thể lập trình thao tác trực tiếp lên cơ sở dữ liệu hoặc có thể gọi các procedure hoặc function để thực thi.
Tầng Data cung cấp các thành phần sau:
-Chuỗi kết nối đến cơ sở dữ liệu, gồm tên server, tên database...
-Cung cấp driver kết nối và các command... giúp tầng giao diện và tầng
Sinh viên thực hiện : Lƣơng Thị Dịu & Lê Nghĩa Đàn - 46E2_CNTT ĐH Vinh 43
1.3. Tầng nghiệp vụ
Tầng này làm chức năng cung cấp các hàm và câu lệnh cho tầng giao diện cũng nhƣ tầng data, đồng thời nó cũng gọi lại tầng data để lấy một số thành phần để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trong tầng nghiệp vụ cung cấp các thành phần nhƣ sau:
- Khai báo các biến bao gồm tên bảng dữ liệu, tên trƣờng dữ liệu;
- Khai bao các hàm mà với những tham số lấy từ tầng data và cung cấp
ngƣợc lại cho tầng data cũng nhƣ UI.
1.4. Cơ sở dữ liệu
Đây là thành phần không thuộc trong mô hình 3 tầng, tuy nhiên để thực hiện đƣợc công việc cần những thao tác lên cơ sở dữ liệu. Việc tổ chức và phân tích dữ liệu đã đƣợc làm rõ trên phần thiết kế.