3.1.1. Phân tích SWOST, SMART
Điểm mạnh:
Tiềm năng tăng trưởng về dân số Việt Nam là rất lớn, đến 2010 đã là 90 triệu người và sẽ lên khoảng hơn 100 triệu người năm 2020
Sự nâng cao về cam kế của chính phủ về các chính sách hỗ trợ cho y tế, đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
Thị trường thuốc generic đang được chính phủ khuyến khích phát triển để giảm chi phí điều trị.
Ngành Dược đang đẩy mạnh phát triển công nghệ mới, phát triển mạnh các loại thuốc có tiềm năng đạt thị phần lớn trong nước đi theo hướng thuốc OTC (thuốc không cần kê đơn) để đẩy mạnh khả năng sử dụng rộng rãi.
Thị trường Dược Việt Nam đang hoàn thiện dần theo nền kinh tế thị trường, mở cửa để đón nhận hàng hóa công nghệ cao, tân tiến.
Nguồn nhân lực, nguyên liệu trong nước dồi dào, chưa được tận dụng khai thác.
Vẫn còn sự bảo hộ đối với hàng sản xuất trong nước, đặc biệt là với công ty nhà nước như Pharbaco.
Điểm yếu:
Việt Nam là một trong những nước có thị trường phát triển thấp, bình quân đầu nười chi tiêu cho Dược phảm thấp
Thuốc giả chiếm số lượng khá lớn đang lưu hành, chưa có nhiều trình độ để phát hiện, xử lý.
Chưa có chế tài cụ thể để phân biệt giữa thuốc kê toa (ETC) và không kê toa (OTC) cho một loại thuốc riêng biệt
Nguyên phụ liệu đa số nhập khẩu và các công ty thường gia công sản phẩm,thiếu một quy trình cung ứng và sản xuất dược phẩm liên tục. Điều này dễ ảnh hưởng đến giá thuốc khi có biến động về tỉ giá hối đoái từ nước ngoài.
Kém phát triển trong việc đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khoẻ về đào đạo dược sĩ theo hướng chuyên môn nhất định để tăng khả năng tiếp xúc với các phương tiện sản xuất và cải tiến sản phẩm để tạo lợi thế khi tham gia vào thị trường.
Dân số chủ yếu rải rác ở khu vực nông thôn hơn khu vực đô thị nên ngăn cản sự xâm nhập hỗ trợ của các loại thuốc mới và phụ thuộc khá nhiều vào các thuốc truyền thống.
Cơ hội:
Việc gia nhập WTO và hỗ trợ áp dụng những tiêu chuẩn sản xuất thuốc theo hướng dẫn của nước ngoài từ tổ chức WHO và ICH đã và đang tạo điều kiện cho các công dược phẩm trong nước được hội nhập, tiếp cận công nghệ tiên tiến, chuyển giao công nghệ.
Giới thiệu về việc bảo hộ độc quyền những nghiên cứu lâm sàng có giá trị 5 năm khuyến khích sự đầu tư từ các công ty Dược phẩm đa quốc gia ngay tại Việt Nam.
Khi gia nhập hoàn chỉnh WTO, trong dài hạn sẽ cải thiện môi trường kinh doanh,khắc phục những yếu kém đang gặp phải về thương mại dược phẩm, phá vỡ được rào cản pháp lý.
Rủi ro:
Chính phủ đang xem xét và chống lại việc tham gia vào luật bảo vệ bản quyền chung của quốc tế, điều này làm ngăn cản sự mở rộng hoạt động đa quốc gia khi tham gia sân chơi chung.
Cần giải quyết các vấn đề về năng lượng cung cấp (điện) và cải thiện chất lượng giáo dục đại học để tạo sự tin tưởng cho quỹ FDI hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho Việt Nam trong tương lai.
Hợp pháp hoá nhập khẩu song song mang lại tác động tiêu cực cho các thuốc còn bảo vệ bản quyền.
Kinh tế Việt Nam vẫn đang rơi vào khủng hoảng, lạm phát cao nên ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động về kinh tế từ bên ngoài do Nhập siêu. Hơn nữa do chênh lệch về tỉ giá dẫn đến giảm giá trị về sản phẩm.
Chính sách mới về bảo hiểm làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng thuốc của bệnh nhân, đặc biệt là đối với bệnh nhân nghèo, vùng xa.