hướng đi đúng như cách cảm, cách hiểu, cách phân tích và phương pháp giảng dạy nghị luận văn học, cách khơi mạch và cùng học trò bình đẳng “thám hiểm” tác phẩm. Từ đó giúp các em hiểu đúng và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm cũng như tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm qua mỗi tác phẩm văn học.
- Củng cố kiến thức cơ bản về thể nghị luận văn học cho học sinh.
- Học sinh có kỹ năng viết đoạn văn, bài văn cảm thụ cái hay, cái đẹp về cả giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Phương pháp giảng dạy và ôn tập mảng nghị luận văn học giúp học sinh
có đủ tự tin làm bài trong các kì thi tuyển vào các trường THPT.
2. Hiệu quả thiết thực của SK nếu được triển khai, áp dụng trong phạm vi cơ sở cơ sở
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy nếu phương pháp trên được áp dụng triệt để thì chắc chắn điểm thi của học sinh vào THPT sẽ được cải thiện rất nhiều bởi: Giảng dạy và ôn tập bộ môn ngữ văn giúp học sinh thi vào các trường THPT đặc biệt là phần nghị luận văn học là một vấn đề không phải dễ dàng bởi đây là mảng kiến thức cực kỳ quan trọng giúp học sinh vừa củng cố các kiến thức đã học, các kỹ năng làm bài mà còn gợi mở, hướng cho học sinh tiếp tục học cao hơn trong chương trình THPT. Để thực hiện tốt yêu cầu này đòi hỏi học sinh phải có khả năng tìm hiểu, cảm nhận, và thẩm bình tác phẩm văn học. Hơn nữa, học sinh phải có vốn ngôn từ phong phú, cách sử dụng ngôn ngữ trau chuốt, diễn đạt được tình cảm và những rung động chân thành của mình về tác phẩm văn học. Muốn như vậy trước hết giáo viên phải bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê văn học, có tư tưởng lập trường đúng đắn, có cái nhìn khoa học sau đó mới đễn việc rèn luyện kỹ năng làm bài cho các em. Do đó nghiên cứu để nâng
26 cao chất lượng giảng dạy bộ môn ngữ văn lớp 9 nói chung và phần nghị luận văn học nói riêng là một yêu cầu quan trọng và thường nhật đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò.
3. Kiến nghị với các cấp quản lí
Qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy, tôi đề xuất một số ý kiến sau đây:
- Cần trao đổi nhiều hơn, thẳng thắn hơn, thiết thực hơn về phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng để giáo viên được học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa, có những định hướng về nội dung phương pháp giảng dạy từng phân môn để giáo viên thực hiện tốt việc ôn tập, giúp học sinh thi tuyển vào các trường THPT.
- Quan trọng hơn cả là mỗi giáo viên phải luôn có ý thức tự học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hiệu quả giảng dạy ngày càng cao.
- Nhà trường cần tạo điệu kiện thường xuyên mở các cuộc ngoại khoá văn học cho học sinh lớp 8 và lớp 9, đọc diễn cảm tác phẩm văn thơ, ngâm thơ, đọc có phân vai, đóng các vai hoạt cảnh để gây thêm niềm say mê cho học sinh trong học tập và nhiều lĩnh vực khác.
Để học sinh thích học và học tốt môn văn đó là điều mà tất cả giáo viên chúng ta phải băn khoăn, trăn trở để tìm ra được hướng đi, giải pháp cho mình. Tôi hy vọng bản sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ gúp một phần nhỏ vào quá trình tìm kiếm đó.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra từ quá trình giảng dạy của tôi, chắc sẽ còn những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ phía các đồng nghiệp để tôi có điều kiện hoàn thiện bản thân trong quá trình giảng dạy, góp phần thực hiện tốt sự nghiệp trồng người của mỗi chúng ta.
27
PHẦN IV. PHỤ LỤC
Để triển khai đề tài này tôi đã tham khảo những tài liệu sau: 1. Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập II- NXB GIÁO DỤC
2. Sách giáo viên ngữ văn 9 tập II- NXB GIÁO DỤC
3. Một số kiến thức- kĩ năng và bài tập nâng cao ngữ văn 9 - NXB GD
4. Hướng dẫn tập làm văn 9 – NXB GIÁO DỤC
5. Những bài làm hay THCS lớp 9 – NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
6. Kiến thức cơ bản ngữ văn 9 – NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
7. Bình giảng văn 9 – NXB GIÁO DỤC