1.Kết luận: Giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua môn Ngữ văn là
một mục tiêu giáo dục cần thiết bởi học để học làm người, “Tiên học lễ, hậu học văn”. Niềm vui của mỗi giáo viên Ngữ văn đứng lớp đâu chỉ là chất lượng tính bằng con số của mỗi năm mà chính là ánh mắt long lanh vì các đã hiểu bài, những nụ cười thiện cảm với môn Văn từ phía học sinh, và với những kĩ năng được người thầy cung cấp học sinh sẽ dần dần nhận thức tiến tới hình thành thái độ và thay đổi hành vi. Nhưng trong việc dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung điều quyết định là tình yêu, sự hiểu biết và mục tiêu hướng tới. Mỗi một mục tiêu giáo dục như một bài toán chưa có lời giải, mà người thầy chính là người hướng dẫn các em đi tìm lời giải đó, vậy thì phương pháp mà tôi đúc rút được trong sáng kiến chỉ là những kinh nghiệm ít ỏi không phải là phương pháp duy nhất, hay nhất, chung nhất. Tôi vẫn đang thiết tha suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi nhằm nâng cao chất lượng bộ môn mà mình đang đứng lớp. Nhưng lòng nhiệt tình, niềm đam mê của cá nhân tôi là chưa đủ, giáo dục thông qua bộ môn Ngữ văn là chưa đủ mà cần sự vào cuộc cả giáo viên trong hội đồng nhà trường, nhất là sự chỉ đạo của ban giám hiệu và các ban ngành cấp trên.
2.Kiến nghị: Các trường ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn đã xây dựng
chương trình học cho các em có cả giờ học tập thể để rèn kĩ năng sống. Thầy cô ở trường THCS Bình Khê chưa làm được điều đó và có lẽ sẽ là việc cần làm trong thời gian tới. Xây dựng bộ môn kĩ năng sống và đào tạo những giáo viên chuyên bộ môn này là việc làm cần thiết. Đó là mong mỏi không chỉ của cá nhân tôi mà còn của các bậc phụ huynh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn Ngữ văn. Mặc dù chưa được hoàn hảo song tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp để tôi thực hiện đề tài này hiệu quả hơn trong những năm dạy sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ SGK Ngữ văn cấp THCS, NXB GD. 2.Bộ SGV Ngữ văn cấp THCS, NXB GD.
3.Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở, NXB GD.
4.Tạp chí Văn học tuổi trẻ, NXB GD. 3.Trang wed trên mạng internet
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU………-1-
1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu. II. PHẦN NỘI DUNG...-3-
1. Cơ sở lý luận...-3-
2.Thực trạng...-3-
3. Giải pháp ...-4-
3.1. Mục tiêu ...-4-
3.2. Nội dung và cách thức...-5-
3.3. Điều kiện thực hiện...-23-
3.4. Kết quả ...-23-
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...-25-