0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ ĐIỆN (NGHỀ VẬN HÀNH THUỶ ĐIỆN) (Trang 27 -27 )

28

BÀI 5

BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA CẦU CHÌ CAO ÁP 1. Cầu chì cao áp

Cầu chì là một khí cụ điện dùng để bảo vệ mạch điện khi quá tải hay ngắn mạch. Thời gian cắt mạch của cầu chì phụ thuộc nhiều vào vật liệu làm dây chảy. Dây chảy của cầu chì làm bằng chì, hợp kim với thiếc có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp, điện trở suất tương đối lớn. Do vậy loại dây chảy này thường chế tạo có tiết diện lớn và thích hợp với điện áp nhỏ hơn 300V đối với điện áp cao hơn (1000V) không thể dùng dây chảy có tiết diện lớn được vì lúc nóng chảy, lương kim loại toả ra lớn. Khó khăn cho việc dập tắt hồ quang, do đó ở điện áp này thường dùng dây chảy bằng đồng, bạc, có điện trở suất bé, nhiệt độ nóng chảy cao.

HÌnh 8.1: Cầu chì tự rơi * Dây chảy

Thành phần chính của cầu chì là dây chảy. Dây chảy có kích thước và vật liệu khác nhau, được xác định bằng đặc tuyến dòng điện – thời gian. Song song với dây chảy là một sợi dây căng ra để triệt tiêu sự kéo căng của dây chảy. Để tăng cường khả năng dập hồ quang sinh ra khi dây chảy bị đứt và bảo đảm an toàn cho người vận hành cũng như các thiết bị khác ở xung quanh trong cầu chì thường chèn đầy các thạch anh. Các thạch anh có tác dụng phân chia nhỏ hồ quang. Vỏ cầu chi có thể là bằng chất Xenluylô. Nhiệt độ cao của hồ quang sẽ làm cho Xenluylô bôc hơi gây áp suất lớn để nhanh chóng dập tắt hồ quang.

* Phân loại cầu chì

Tuỳ theo chức năng của mỗi loại cầu chì mà ta có thể phân như sau:- Cầu chì tự rơi (Fuse Cut Out: FCO): Hoạt động theo nguyên tắc “rơi” do một dây chì được nối liên kết ở hai đầu. Việc dập tắt hồ quang chủ yếu dựa vào ống phụ bên ngoài dây chì. Ngoài

29

nhiệm vụ bảo vệ quá tải và ngắn mạch cầu chì tự rơi còn có nhiệm vụ cách ly đường dây bị sự cố.

– Cầu chì chân không: Là loại cầu chì mà dây chảy được đặt trong môi trường chân không. Cầu chì chân không có thể được lắp ở bên trên hoặc dưới dầu.

– Cầu chì hạn dòng: Chức năng chính là hạn chế tác động của dòng điện sự cố có thể có đối với những thiết bị được nó bảo vệ.

* Lựa chọn và kiểm tra cầu chì

Cầu chì được chọn theo điện áp định mức, dòng điện định ức và dòng điện cắt định mức (hay công suất cắt định mức). Ngoài ra, cần chú ý vị trí đặt cầu chì (trong nhà hay ngoài trời).

2. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.

- Dây chảy cầu chì bịđứt. - Do ngắn mạch

3. Sửa chữa cầu chì.

- Thay dây chảy cầu chì. 4. Tính chọn cầu chì Ucầu chì  Ulưới Icu chì  I tínhtoán Icu chì < Iv Icu chì = I/C đối với động cơ Trong đó: Ucu chì là điện áp định mức của cầu chì

Icu chì là dòng điện lớn nhất lâu dài đi qua dây chảy cầu chì C= 2,5 đối với động cơ khởi động không tải

30

C= 1,6 -2 đối với động cơ khởi động quá tải IKD là dòng điện khởi động của động cơ

31

BÀI 6

BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TỦ PHÂN PHỐI ĐIỆN

1. Tủ điện phân phối điện

Tủ điện là nơi dùng để chứa/đựng các thiết bị điện như: Công tắc, cầu giao, biến thế, biến áp… ở các công trình, nhà cửa, nhà máy… thường có hình chữ nhật hoặc vuông, tùy theo vị trí và mục đích sử dụng.

Tủđiện là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từnhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụđiện. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bịđóng cắt điện và thiết bị điều khiển, và là nơi đầu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành. Tủ điện có thểđược làm từ tấm kim loại hoặc composit với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng.

Trong các ứng dụng thông thường, tủ điện thường được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn với các màu sắc khác nhau tùy theo lĩnh vực sử dụng hoặc yêu cầu của thiết kế. Trong lĩnh vực thực phẩm hoặc y tế… thì tủđiện có thể làm bằng vật liệu thép không gỉ.

Hình 9.1: tủ phân phối điện.

2. Kiểm tra các tình trạng hư hỏng của tủ, tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục

- Đặc tính tiêu chuẩn:

+ Vật liệu: Tôn đen sơn tĩnh điện hoặc thép không gỉ (Inox) + Kích thước chiều cao: 200 ÷ 2200 mm.

+ Kích thước chiều rộng: 200mm trở lên. + Kích thước chiều sâu: 150 ÷ 1000 mm.

+ Độ dày vật liệu: 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm.

+ Màu thông dụng: kem nhăn, xám, cam hoặc màu của vật liệu. Vỏ tủ điện được sử dụng để lắp đặt và bảo vệ các thiết bị điện... + Vỏ tủ điện kín nước

32

+ Vỏ tủ điện kín nước 1 mái che + Vỏ tủ điện kín nước 2 mái che

+ Vỏ tủ điện kín nước 1 mái che có bát treo + Vỏ tủ điện phân phối

+ Vỏ tủ điện có khung.

Trong các trường hợp thường gặp của tủ điện điều khiển điện công nghiệp hay tủ điện dân dụng thì ta thấy hiện tượng tủ điện điều khiển không hoạt động thường xuyên xảy ra. Việc kiểm tra và sửa chữa tủ điện điều khiển hay tủ điện công nghiệp là rất quan trọng nó giúp chúng ta giảm thiệt hại đáng kể về kinh tế cũng như con người khi sử dụng các thiết bịđiện.

Do tác động những yếu tố sử dụng, yếu tố từmôi trường mà chúng ta cần quan tâm đến tủ điện điều khiển, tủđiện công nghiệp, tăng tính an toàn sử dụng, cũng như tuổi thọ lâu bền việc tăng cường hợp tác dịch vụ bảo dưỡng là điều quan trọng.

Nguyên nhân 1: trong thời gian từ khi mua tủ điện về trong khoảng thời gian tầm một vài tháng dễ xảy ra hiện tượng không hoạt động hoặc lâu lâu bị chập chờn khi hoạt động. Với lí do nơi lắp tủ điện nhiều bụi hoặc ảnh hưởng khí hậu môi trường đã làm giảm thời gian sử dụng.

Nguyên nhân 2: cũng trải qua thời gian sử dụng dài, chịu chấn động, vận chuyển đã làm mối hàn bên trong tủ điện bị xuốt mấu nối đi cũng là nguyên nhân dẫn đến tủ điện không hoạt động.

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

- Công nghệ chế tạo máy điện và máy biến áp – Nguyễn Đức Sỹ – NXB Giáo dục. Hà Nội – 1995.

- Máy điện – Tập I, II – Vũ Gia Hanh; Trần Khánh Hà; Phan Tử Thụ; Nguyễn Văn Sáu – NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà nội – 2001.

- Tính toán sửa chữa các loại máy điện quay và máy biến áp – Tập I, II – Nguyễn Trọng Thắng; Nguyễn Thế Kiệt – NXB Giáo dục. Hà Nội – 1993.

- Công nghệ chế tạo và tính toán sửa chữa máy điện - Tập III - Nguyễn Trọng Thắng; Nguyễn Thế Kiệt – NXB Giáo dục. Hà Nội – 1993.

- Kỹ thuật quấn dây – Minh Trí – NXB Đà Nẵng – 2000.

- Quấn dây sử dụng và ửa chữa động cơ điện xoay chiều thông dụng – Nguyễn Xuân Phú; Tô Đằng - NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà nội - 1999.

- Sổ tay thợ sửa chữa, vận hành máy điện – A.S. Kokrep, Phan Đoài Bắc dịch – NXB Công nhân kỹ thuật – 1993.

34

XÁC NHẬN KHOA

Bài giảng môn học/mô đun “………..” đã bám sát các nội

dung trong chương trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trong chương trình môn học, mô đun.

Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho môn học, mô đun...... thay thế

cho giáo trình.

Người biên son

( Ký, ghi rõ họ tên)

Lãnh đạo Khoa

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ ĐIỆN (NGHỀ VẬN HÀNH THUỶ ĐIỆN) (Trang 27 -27 )

×