Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy bơm nước kiểu ly tâm Cấu tạo của máy bơm nước kiểu ly tâm;

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống thiết bị phụ trong nhà máy thủy điện (Nghề Vận hành thủy điện) (Trang 28 - 32)

1.1. Cấu tạo của máy bơm nước kiểu ly tâm;

Để hiểu rõ được cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung của bơm ly tâm, chúng ta đi tìm hiểu sơ đồ cấu tạo của bơm 1 BXCT:

Cấu tạo của máy bơm li tâm

Các bộ phận chính của bơm li tâm bao gồm: BXCT 1 được nối với trục 2, 3: buồng xoắn (BXCT gồm những cánh cong gắn vào đĩa đặt trong buồng xoắn), 4: ống hút, 5: lưới chắn rác, 6: van ngược, 7: ống đẩy, 8: vòng đệm chống rò, 9: lỗ mồi nước, 10: van điều tiết, B: thiết bị đo chân không, M: áp kế.

1.2. Nguyên lý làm việc của máy bơm nước kiểu ly tâm;

Chất lỏng được dẫn vào máy bơm theo ống hút, van ngược ở đầu ống hút giữ nước khi bơm ngừng làm việc và lưới chắn rác sẽ ngăn không cho rác lọt vào trong thân bơm. Nước sau khi qua bơm sẽ được đẩy theo ống đẩy lên bể trên. Trục bơm được nối với trục của động cơ để làm BXCT quay, trục bơm được nối với động cơ. Vòng đệm chống rò được đặt ở phần tiếp giáp giữa trục với vỏ bơm để tránh rò rỉ nước và ngăn không cho không khí vào ống hút. Thiết bị đo chân không và áp kế được lắp vào lỗ mồi nước, van điều tiết đặt trên ống đẩy để điều chỉnh lưu lượng và ngắt máy bơm khỏi tuyến ống đẩy. Ngoài ra, trên ống đẩy thường đặt van ngược để tự động ngăn không cho nước chảy ngược từ ống đẩy về bơm. Cần phải đổ đầy nước trong ống hút và buồng công tác (mồi nước) khi khởi động bơm li tâm. Khi ống hút đã tích đầy nước ( hoặc chất lỏng) ta khởi động máy, động cơ sẽ truyền mô men quay cho BXCT. Lực li tâm tác động lên các phần tử chất lỏng sẽ làm dịch chuyển chất lỏng từ cửa vào đến cửa ra của bơm và theo ống đẩy lên bể chứa, trong ống hút thì nước được hút vào BXCT nhờ tạo chân không.

29

1.3. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng.

Bơm li tâm là loại máy bơm nước có tính kinh tế cao, an toàn và tiện lợi khi vận hành, kích thước bơm nhỏ gọn, giá thành tương đối thấp, vì thế nên nó được sử dụng sử dụng rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt và trong nông nghiệp.

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy bơm nước kiểu pít tông.

Bơm thủy lực Piston là một trong những loại bơm phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng nhiều trong hệ thống thủy lực. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực Pitston. Bài viết sau sẽ cung cấp kiến thức này cho bạn.

Bơm thủy lực Piston hoạt động trên nguyên tắc thay đổi thể tích, quá trình hút đẩy chất lỏng do sự thay đổi thể tích công tác trong bơm, được thực hiện nhờ piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xi lanh.

Dựa trên cách bố trí piston, có thể chia làm 2 loại:

2.1. Cấu tạo của máy bơm nước kiểu pít tông;

Bơm thủy lực Piston hoạt động trên nguyên tắc thay đổi thể tích, quá trình hút đẩy chất lỏng do sự thay đổi thể tích công tác trong bơm, được thực hiện nhờ piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xi lanh.

Dựa trên cách bố trí piston, có thể chia làm 2 loại: -Bơm piston hướng tâm

-Bơm piston hướng trục

1. Bơm thủy lực piston hướng tâm

Bơm thủy lực piston hướng tâm là bơm có piston chuyển động hướng tâm với trục quay của rotor. Tùy thuộc vào số piston ta có các lưu lượng khác nhau. Kiểu bơm này có nhược điểm là kích thước lớn, chế tạo phức tạp.

30

Giả sử bơm quay theo chiều kim đồng hồ, do sự bố trí lệch tâm giữa rotor (1) và vành nổi (4) một khoảng là e (hay còn gọi là độ lệch tâm e). Khi rotor (1) quay, các piston (3) cũng quay theo rotor và đồng thời chuyển động tịnh tiến trong các xilanh. Quá trình hút được thực hiện khi các piston chuyển động hướng ra khỏi tâm rotor tại cung phía trên, làm thể tích công tác của xi lanh tăng, áp suất trong xi lanh giảm. Chất lỏng được hút qua trục phân phối (15) đặt trong tâm của rotor, vào trong các xi lanh nhờ có lỗ dẫn dầu (a). Khi piston bắt đầu chuyển động đến cung phía dưới thì piston bị thành vành nổi ép chuyển động hướng về tâm. Đo đó, chật lỏng được đẩy vào khoang đẩu theo đường dầu (b) trên thân trục phân phối (15) và được dẫn ra ngoài qua ống phân phối dầu (15) thực hiện quá trình đẩy của bơm.

2. Bơm thủy lực piston hướng trục

Bơm thủy lực piston hướng trục là loại bơm có piston đặt song song với trục quay của bơm và được truyền bằng khớp hoặc đĩa nghiêng. Piston luôn tì sát vào mặt

31

của đĩa nghiêng nên chúng vừa tham gia chuyển động tịnh tiến của piston, vừa tham gia chuyển động quay của rotor.

Bơm thủy lực piston hướng trục có ưu điểm hơn so với bơm hướng tâm là kích thước nhỏ gọn, độ hoạt động tin cậy cao.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm thủy lực Piston

Bơm thủy lực piston hướng trục thường dùng trong các động cơ lai có số vòng quay cao (vận tốc lớn) và mô men thay đổi nhỏ. So với bơm piston hướng tâm thì bơm piston hướng trục có kích thước nhỏ hơn khoảng 2 lần, trong khi các điều kiện khác là như nhau.

Các bơm thủy lực piston hướng trục về kết cấu thì khoang đẩy và khoang hút có điều kiện bố trí riêng biệt trên đĩa phân phối, nên có thể chế tạo với kích thước lớn hơn mà không làm tăng kích thước chung của bơm, cho phép nâng cao số vòng quay để có lưu lượng lớn hơn so với bơm thủy lực piston hướng tâm. Do ưu điểm này mà các loại bơm piston hướng trục có trọng lượng trên một đơn vị công suất nhỏ hơn 2/3 lần so với các bơm piston rotor hướng tâm.

2.2. Nguyên lý làm việc của máy bơm nước kiểu pít tông;

Giả sử bơm quay theo chiều kim đồng hồ, do sự bố trí lệch tâm giữa rotor (1) và vành nổi (4) một khoảng là e (hay còn gọi là độ lệch tâm e). Khi rotor (1) quay, các piston (3) cũng quay theo rotor và đồng thời chuyển động tịnh tiến trong các xilanh. Quá trình hút được thực hiện khi các piston chuyển động hướng ra khỏi tâm rotor tại cung phía trên, làm thể tích công tác của xi lanh tăng, áp suất trong xi lanh giảm. Chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32

lỏng được hút qua trục phân phối (15) đặt trong tâm của rotor, vào trong các xi lanh nhờ có lỗ dẫn dầu (a). Khi piston bắt đầu chuyển động đến cung phía dưới thì piston bị thành vành nổi ép chuyển động hướng về tâm. Đo đó, chật lỏng được đẩy vào khoang đẩu theo đường dầu (b) trên thân trục phân phối (15) và được dẫn ra ngoài qua ống phân phối dầu (15) thực hiện quá trình đẩy của bơm.

2.3. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống thiết bị phụ trong nhà máy thủy điện (Nghề Vận hành thủy điện) (Trang 28 - 32)