- Thước kiểm tra khuyết tật mối hàn và các thiết bị về kiểm
2 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu hàn Hàn nối ống không vát mép:
Hàn nối ống không vát mép:
Với ống có chiều dày s<6 có thể tiến hành hàn không vát mép * Đường kính que hàn (dq)
Để chọn có thể tra theo sổ tay công nghệ hàn hoặc xác định theo các công thức kinh nghiệm:
* Cường độ dòng điện hàn
Dòng điện hàn có những ảnh hưởng đối với chất lượng mối hàn như sau:
- Nếu dòng điện hàn quá lớn, làm cho kim loại hai bên vật hàn khuyết cạnh, thậm chí bị cháy thủng, tính chất của kim loại cũng do quá nhiệt mà bị thay đổi.
- Nếu dòng điện quá nhỏ thì kim loại vật hàn không giữ nhiệt đủ, dễ gây nên các khuyết tật: hàn chưa thấu, lẫn xỉ.. làm giảm cơ tính của mối hàn.
Cũng giống như hàn thép tấm, cường độ dòng điện hàn khi hàn ống chọn phụ thuộc vào vật liệu hàn, đường kính que hàn, vị trí mối hàn trong không gian, kiểu mối hàn... có thể tra theo sổ tay công nghệ hoặc xác định theo các công thức kinh nghiệm sau đối với mối hàn giáp mối khi hàn sấp:
Ih = ( + .dq ).dq (A)
Trong đó: và là các hệ số phụ thuộc vào vật liệu vật hàn, đối với thép = 20, = 6, d là đường kính que hàn (mm).
Có thể tính cường độ dòng điện hàn theo công thức thực nghiệm sau:
Ih = K.dq ( A).
I là cường độ dòng điện hàn (A), K là hệ số do tính chất của que hàn quyết định thường K=40 60, dqlà đường kính que hàn (mm).
* Chú ý:
- Nếu ống có chiều dày lớn s > 3dq, để đảm bảo hàn ngấu phải tăng dòng điện
hàn lên 15% còn nếu ống mỏng s 1,5 d phải giảm dòng điện xuống 15% so với tính
toán.
Do vậy trong quá trình hàn cần căn cứ vào thực tế của sản phẩm định hàn mà điều chỉnh Ih cho phù hợp
* Chú ý: Điện thế hồ quang do chiều dài hồ quang quyết định: hồ quang dài điện thế cao và ngược lại.
Hàn nối ống có vát mép:
Với ống có chiều dày s ≥ 6 nên tiến hành vát mép để đảm bảo chiều sâu ngấu và kích thước bề rộng mối nối. Tùy thuộc vào chiều dày ống và tính chất mối nối ta tiến hành hàn nhiều lớp hoặc nhiều đường, nhiều lớp.
* Đường kính que hàn: Khi hàn mối hàn nhiều lớp, lớp lót nên sử dụng que hàn đường kính nhỏ để dễ di chuyển que hàn và mối hàn có độ ngấu tốt. Vì vậy khi hàn lớp lót đường kính que hàn nên chọn từ 2,5 3,2 (mm), các lớp sau căn cứ vào bề dày vật hàn có thể chọn que hàn có đường kính lớn hơn.
* Cường độ dòng điện: Cường độ dòng điện hàn được tính theo công thức: Ih = ( + .d).d
Với = 20, = 6: là các hệ số thực nghiệm d: Đường kính que hàn (mm)
* Điện áp hàn phù hợp với chiều dài hồ quang.
* Số lớp hàn: Trong sản xuất ít dùng que có d > 6 mm, nên với chi tiết có chiều dầy lớn phải tiến hành hàn nhiều lớp. Muốn tính được số lớp hàn phải xác định được diện tích tiết diện ngang của toàn kim loại đắp, công thức tính :
Trong đó : Fdlà diện tích mặt cắt ngang của kim loại đắp.
F0: diện tích mặt cắt ngang của đường hàn đầu tiên.
Fn: diện tích mặt cắt ngang của những đường hàn tiếp theo. Trong đó : F0 = (6 8)dq, quy định F0 35 (mm2).
Thiết bị:
- Máy hàn hồ quang tay nguồn 250A AC/DC - Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 3500C
- Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C
Dụngcụ:
- Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, găng tay da, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búanguội...
- Thước đo kiểm mối hàn.
Vật liệu hàn:
- Thép ống Ф114, que hàn KT 421Ф2,5 vàФ3,2
3. Tính toán, khai triển, chuẩn bị phôi
4. Gá phôi
- Sử dụng đồ gá hàn đính
- Chi tiết sau khi hàn đính phải đồng trục.
- Gá đính ở vị trí 1G.
5. Tiến hành hàn5.1 Không vát mép 5.1 Không vát mép
Góc độ que hàn: α = 70 – 800,β = 70 - 800
Trong đó: α là góc hợp bởi trục que hàn với tiếp tuyến của chu vi tại vị trí bể hàn theo hướng hàn; β là góc hợp bởi trục que hàn vớiđường sinh của ống tại vị trí bể hàn.
Tiến hành dao động que hàn kiểu răng cưa hoặc bán nguyệt có biên độ dao động phù hợp với bề rộng của mối hàn và có thời gian dừng ở hai biên độ tránh khuyết chân mối hàn.
Hàn với hồ quang ngắn
5.2 Có vát mép
Lớp lót: Góc độ que hàn: = 70 850 = 900
Trong đó: α là góc hợp bởi trục que hàn với tiếp tuyến của chu vi tại vị trí bể hàn theo hướng hàn; β là góc hợp bởi đường sinh của ống tại vị trí bể hàn với trục que hàn tại lớp lót.
Chọn kiểu dao động vòng tròn lệch có biên độ dao động nhỏ nhằm tạo ra bề mặt mối hàn lót bằng hoặc hơi lõm.
Sau khi hàn xong lớp lót cần làm sạch hết xỉ hàn và bụi bẩn bằng bàn chải sắt rồi mới tiến hành hàn lớp tiếp theo.
Các lớp còn lại:
* Góc độ que hàn: = 70 800, = 70 800ổn đình trong quá trình hàn.
Từ lớp thứ hai trở đi dùng cách đưa theo kiểu vòng tròn lệch là thích hợp. Độ lệch của mỗi vòng tròn lệch với trung tâm mối hàn không được lớn hơn 450 .Khi đầu que hàn đưa tới mặt trên của vòng tròn lệch, đòi hỏi hồ quang hàn phải ngắn, đồng thời phải ngừng một lát để cho kim loại nóng chảy được đưa đều vào mối hàn, sau đó mới kéo dần hồ quang xuống phía dưới của mối hàn tức là chỗ trước ta đã ngừng hồ quang, như vậy hồ quang cứ tuần tự đi lại nhiều lần và mối hàn mới tránh được các khuyết tật và đảm bảo được yêu cầu kỹthuật.
Lớp ngoài cùng phải căn cứ vào yêu cầu của mối hàn và chọn cách dao động cho phù hợp
Khi hàn nhiều đường nhiều lớp, cần điều chỉnh góc độ cho phù hợp
6. Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàn
Khi hàn ống cũng dễ xảy ra các khuyết tật như khi hàn tấm: lẫn xỉ, không ngấu, cháy cạnh, ... v.v. Ngoài ra khi hàn ống còn có thể mắc phải một số dạng khuyết tật sau:
T
T Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục
1
Lệch đường
hàn
Không quan sát được khe hở liên kết
Cần ngồi đúng tư thế và có kính hàn đủ sáng để quan sát 2 Chi tiết không đồng trục - Lắp ghép không đồng trục. - Do mối đính quá nhỏ khiến chi tiết bị biến dạng khi hàn - Sử dụng đồ gá đồng trục - Đính phôi chắc chắn 3 Oxy hóa lớp lót Chỗ liên kết không được làm sạch trước khi hàn Làm sạch mép ống về mỗi phía ít nhất 15mm.