Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phay đất Sơ đồ cấutạo

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng, vận hành máy canh tác thông dụng (Nghề Cơ điện nông thôn) (Trang 25 - 27)

- Cấu tạo gồm có: (1) – thanh treo; (2) – hộp số giữa; (3) – hộp số bên; (4) – vế phay; (5) – nắp sau phay; (6) – trống phay; ( 7) – trục các đăng; (8) – Bánh xe đề.

- Về cấu tạo máy phay có hai loại là phay đất trục đứng và phay đất trục nằm ngang. Trong phay trục nằm ngang có phay thuận và phay ngược chiều tiến của liên hợp máy. Phân loại máy phay đất có hai loại: Máy phay truyền lực giữa và máy phay truyền lực bên

1.2. Nguyên lý hoạt động

 Chú thích

Trong đó: Vn – vận tốc tiến của liên hợp máy

Vo – tốc độ quay tròn của trống dao phay

R là bán kính của trống phay, s là bề cắt của dao phay.

- Bộ phận làm việc chính của máy phay đất là dao phay, dao phay được bắt lên đĩa, đĩa được hàn vào trục, tập hợp nhiều đĩa bắt dao phay trên trục tạo ra trống phay.

26

a.Ưu nhược điểm của máy phay đất. a1. Ưu điểm

- Máy phay đất là thiết bị làm đất chủ động rất thích hợp với làm đất ruộng nước với cùng một điều kiện ruộng như nhau thì làm đất bằng phay có chất lượng cao hơn so với máy làm đất khác hơn nữa số lần máy di chuyển trên ruộng ít máy kéo ít bị trượt và không phải sinh ra lực bán lớn nên không bị hỏng nền ruộng.

a2. Nhược điểm

- So với các loại máy đất khác thì máy phay có kết cấu phức tạp hơn yêu cầu kỹ thuật, chế tạo và sử dụng cao hơn.

- Chi phí nhiên liệu cho một đơn vị làm đất cao hơn so với làm đất bằng cày và bừa. + Cấu tạo của trục và dao phay

+ Cấu tạo của dao phay cong

- Có dạng cong 1 phía ( cong trái hoặc phải) và cong hai phía nhưng phổ biến là loại dao cong 1 phía loại này dùng để cắt đất đánh tơi làm việc ở đất phù xa đất thịt nhẹ trung bình, đất có xơ nhưng không có rễ có gốc cây được dùng phổ biến trên máy kéo cỡ nhỏ 2 bánh

+ Cách lắp các lưỡi phay và bộ phận truyền lực phay

- Trước khi lắp lưỡi phay vào trục trống ta cần phải kiểm tra dao phay xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hay không có đúng chủng loại hay không sau đó lắp trục trống phay lên hai gối đỡ để

27

trục có thể chuyển động quay tròn và tiến hành lắp lưỡi dao phay lên các vị trí đầu mấu được thiết kế từ trước, chú ý lắp đúng hướng, chiều của các dao phay cuối cùng xiết chặt những vị trí bu lông ốc hãm.

+ Cách lắp truyền lực bộ phận phay

Hiện nay trong sản xuất hệ thống truyền động cho phay gồm 2 loại

- Loại truyền động xích: Xích dùng cho máy phay là xích con lăn, hai dây xích kép bước xích 19,05 với chuyển động xích phay có thể làm việc ở các tốc độ khác nhau.

Vd: Đĩa xích chủ động có số răng từ 12 đến 14 thì sẽ có tốc độ quay của trục là 192 vòng/ phút. - Ưu điểm của loại truyền động xích là kết cấu đơn giản rễ tháo lắp và thay thế chi phí chế tạo thấp.

- Nhược điểm làm việc không ổn định và độ bền thấp hơn so với chuyển động bánh răng. + Hệ truyền động cho phay dùng bánh răng

VD: Tốc độ làm việc của phay khi chuyển động bánh răng như sau: bánh răng Z1 ăn khớp với bánh răng Z2 sẽ có tốc độ trục quay là 272 vòng/ phút và Z3 ăn khớp với Z4 sẽ có tốc độ trục quay là 345 vòng/ phút.

- Truyền động bằng hộp bánh răng có độ bền cao,ổn định khi làm việc với tốc độ lớn tuy nhiên giá thành chế tạo khá đắt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng, vận hành máy canh tác thông dụng (Nghề Cơ điện nông thôn) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)