Kết hợp tất cả những yếu tố ở trên, từ bộ nhận diện thương hiệu, sự chú ý về mặt thị giác đến việc truyền tải thông điệp, cảm xúc, ta nhận thấy tri nhận thị giác thực sự tác động đến hành vi của con người. Bởi tất cả những yếu tố đó giúp thông tin ta muốn truyền tải tới đối tượng mong muốn đi từ vùng trí nhớ tạm thời dần dần chuyển sang những vùng trí nhớ sâu hơn. Khi mặt thị giác đã “khơi thông” tâm lí khách hàng, đó là lúc họ sẽ hành động.
Ví dụ nổi tiếng nhất chúng ta có thể nhắc tới chính là Starbucks - 1 thương hiệu cà phê lớn và có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Thương hiệu này hiệu ứng tâm lý thị giác vô cùng khôn khéo khiến khách hàng có xu hướng tiêu nhiều hơn so với dự tính của họ. Khu tính tiền sẽ hơi tối một chút, trong khi tủ kính đựng bánh hay đồ ăn thì sáng rực rỡ để thu hút sự chú ý của khách hàng. Các máy pha cafe của Starbucks cũng không có cái nào quá cao để tránh che lấp người pha chế. Starbucks muốn khách hàng cảm nhận được sự kết nối và tin tưởng khi được nhìn thấy người phục vụ cho mình là ai. Với những cửa hàng ở nơi vắng khách, họ sẽ chú trọng vào trải nghiệm, muốn níu giữ khách hàng lâu
hơn để làm tăng khả năng mua tiếp đồ uống. Vì thế họ sử dụng một mánh
khóe từ các cửa hàng bán quần áo, đó là đặt quầy thu ngân ở cuối hàng cafe. Muốn đến đó, bạn sẽ phải bước quá những chiếc bàn được trang trí đẹp hơn, những chiếc ghế nhìn hết sức thoải mái, và quyết định ngồi lại rồi chi tiền. Các cửa hàng Starbucks cũng thường xuyên thay đổi bố cục, sắp xếp lại cách bài trí
để khiến bạn chú ý rằng họ đang có sản phẩm mới mà có thể bạn chưa thử. Họ còn thường xuyên thay đổi thiết kế của cốc theo mùa hoặc sự kiện. Ví dụ có thể làm theo theme Giáng sinh hay Halloween. Điều ấy sẽ khiến khách hàng vô cùng thích thú, cảm nhận rõ được không khí lễ hội, kết hợp với tâm lý “hàng limited” sẽ khiến mọi người không ngần ngại mà đến mua cho mình một cốc.
Đây là lần đầu tiên chúng thực hiện đề tài này - vốn kiến thức vẫn còn giới hạn cùng sự thiếu sót kinh nghiệm thực tế nên bài tiểu luận không thể không tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Chúng em cảm ơn thầy vì kỳ học vừa qua thầy đã giúp chúng em có được rất nhiều kiến thức bổ ích. Chúng rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ thầy và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!