Rút ra bài học cho bản thân

Một phần của tài liệu đề tài phân tích sự phát triển tư tưởng phật giáo trong nền văn hóa việt nam (Trang 27 - 30)

Bản thân chúng ta phải hướng thiện một cách tự nhiên và cố gắng trau dồi cái thiện tâm và thiện cảm của mình đối với mọi người, mọi sinh vật cũng như phải giữ một cái nhìn sáng suốt và siêu việt về thiện ác. Phải hiểu mình hiểu người cũng như biết những quy luật của thiên nhiên để đừng bị dằn vặt bởi những mâu thuẫn nội tâm và những vướng mắc do lối nhìn nhị nguyên, xa rời thực tế và chỉ cản trở sự tu học của chính mình.

Chúng ta thấy “thiện” và “ác” trong Phật giáo có nghĩa rộng hơn những quy ước đạo đức ở trong xã hội như “đúng” và “sai” , “tốt” và “xấu” . “Thiện” không những là những quy tắc đạo đức quy ước cần phải thực hiện, hay những điều tốt cần nên làm để giúp người hay các loài sống khác mà nó cũng còn là phương cách tu tập và đào luyện tâm. Và nếu gốc rễ của “thiện” chính là không tham, sân, si. “Thiện” không những giúp người ta hoàn thiện nhân cách và phẩm hạnh ở trong đời sống xã hội, mà còn là con đường đưa hành giả đến sự giải thoát.

Theo Phật, chúng ta không nên khởi vọng tâm, không nên khởi vọng niệm, không mong cầu được điều này, đắc điều kia, không cầu khẩn van xin khấn vái, trái lại, phải nên hiểu sâu luật nhân quả, khai mở trí tuệ, hiểu suốt thiện ác. Nghĩa là, khi mình gieo nhân bỏ điều ác, làm việc thiện, tức là chúng ta có đủ phước báu thiện lành, chỉ cần khai mở trí tuệ giác ngộ, đạt bản tâm thanh tịnh, thì hưởng quả giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Đó là mục đích chính của đạo Phật.

Rốt cục, “thiện” hay “ác” cũng là ở cái tâm của mình.

Phải hiểu mình, hiểu người, hiểu những qui luật của thiên nhiên để đừng bị dằn vặt bởi những mâu thuẫn nội tâm và những vướng mắc do lối nhìn nhị nguyên, xa rời thực tế.

Khi đã hiểu rõ giáo lý nhân quả nghiệp báo và lợi ích thiết thực của nó, chúng ta phải thực hành ngay bằng cách nỗ lực, bồi đắp trau dồi thiện pháp đã phát sanh và cố

gắng khơi dậy những thiện pháp chưa phát sinh. Điều quan trọng là phải biết vận dụng tối đa thiện tâm của mình trong mọi hành động, nếu ta biết xoay hướng thiện tâm của mình đúng mức thì dù việc làm có vẻ bình thường kết quả vẫn to lớn. Trái lại dù việc làm to lớn nhưng với tâm niệm vụ lợi, ngã chấp, vị kỷ phát xuất từ tham, sân, si thì kết quả chẳng ích lợi gì cho mình và tha nhân.

Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật đưa ví dụ: “Có người bỏ một nắm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén ấy trở thành mặn và không uống được. Nhưng ví như có người bỏ một nắm muối vào sông Hằng, sông Hằng ấy không vì nắm muối này trở thành mặn và không uống được”. Ngài đã dùng hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa: với người có tâm địa hẹp hòi như chén nước nhỏ, không tu tập tâm, giới, đức, một nghiệp ác nhỏ cũng đủ làm người đó khổ sở đến mức không chịu được, nhưng với một người có tu tập tâm, giới, đức, tâm địa rộng lớn như sông Hằng, một nghiệp nhân ác nhỏ sẽ ảnh hưởng không lớn, bởi nó không đủ sức chi phối thiện tâm và lệch lạc trong cái thấy biết về nhân quả nghiệp báo. Nhưng muốn được vậy, chúng ta phải huân tập thói quen thiện nghiệp cho thuần thục, trở thành phản xạ tự nhiên, hễ nói là nói lời thiện, làm thì làm việc thiện, nghĩ thì nghĩ điều thiện.

Ví như người ăn chay, ban đầu ăn là phải có sự nỗ lực của ý chí để chống lại cám dỗ của thức ăn mặn, nhưng sau quen dần cho đến giai đoạn trường trai thì họ rất hài lòng thành quả của mình. Nhưng với người xuất gia, việc ăn chay chẳng cần cố gắng và chẳng ai tự hào về việc ăn chay trường của mình, vì nó đã trở thành thuần thục tự nhiên. Thế nên, chúng ta phải quyết tâm tạo thói quen làm thiện nghiệp trở thành thuần thục, tự nhiên; chuyển hóa ác nghiệp trong quá khứ và kiến tạo huân tu thiện nghiệp ngay bây giờ.

Cuộc sống khó tránh khỏi những va chạm, mâu thuẫn nhưng nếu không hiểu về bài học tha thứ chúng ta càng để cho tội lỗi của bản thân ngày một chất chồng không thể tìm lối thoát. Những lời giảng của Đức Phật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự an lạc trong tâm mỗi người cũng như trong cả cuộc sống. Theo Phật giáo, tha thứ là một bước hết sức quan trọng nhằm đạt được trạng thái an lạc này. Tha thứ chính là một tiến trình tiến hóa tích cực của nội tâm, khi chúng ta thật sự đối diện và buông xuống những đau thương, mất mát, bất công… chúng ta sẽ không còn mang lòng oán hận, giận dữ, … từ đó giúp

cho chúng ta không nuôi dưỡng những niềm cay đắng, phẫn uất, trả thù, … để rồi tạo thêm những điều bất thiện ở hiện tại và tương lai lại phải nhận sự khổ đau. Đức Phật dạy việc cố chấp, không tha thứ sẽ làm bản thân chúng ta đau khổ. Ai không thể buông bỏ những điều (sai trái) mà người khác gây ra cho mình thì cũng không thể buông bỏ được sự hận thù, đau khổ khỏi bản thân. Hận thù kéo theo đau khổ và càng nhiều đau khổ thì ta lại càng dày vò quá khứ, càng nung nấu hận thù. Tha thứ không phải là chuyện dễ làm. Khi chúng ta đã bị làm hại, bị tổn thương, bị phản bội, bỏ rơi hay bóc lột, thì sự tha thứ dường như là việc không thể thực hiện. Tuy nhiên, trừ khi ta tìm được cách nào đó để tha thứ cho người, nếu không chúng ta sẽ chôn giữ sân hận và sợ hãi trong tim mãi mãi. Như câu chuyện vị sư phụ và một đệ tử : Một đệ tử đã đến gặp vị sư phụ nói về những người rời bỏ anh, anh gặp sư phụ để xin cách để bỏ hết oán hận và sự thù ghét. Tha thứ giúp cho chúng ta mở rộng lòng yêu thương, giúp cho ta nhìn lại chính mình đã làm hao phí năng lượng khi đánh mất lòng khoan dung. Để tha thứ cho người đã gây tổn hại cho mình, chúng ta hãy đặt mình vào địa vị người đó, cố gắng hiểu tại sao người ấy làm như thế. Giả định rằng người đó không phải là người xấu, nhưng chỉ làm một việc sai. Chúng ta không thể tha thứ bằng cách tự phủ nhận, cho rằng những gì người ấy làm là đúng, nhưng chúng ta hãy cố gắng hiểu và cảm thông. Nóng giận là thói quen thông thường của nhiều người, nhưng giận mà biết điều phục cơn giận, hay chuyển hóa cân bằng cơn giận thì lại rất khó. Ý thức được như vậy, người ta đi tìm giải pháp cho vấn đề này và tha thứ bởi tha thứ là cách tốt nhất để giải thoát những căm giận trong lòng, để làm cho lòng mình được thanh thản và bình an. Để căm oán ghét một người thì quá dễ, để tha thứ cho kẻ thù thì quá khó. Nhưng nếu làm được điều khó đó chúng ta sẽ cảm nhận được một niềm vui và sự bình an thật sự và chính bản thân chúng ta đã là một người vĩ đại, vĩ đại về lòng khoan dung tha thứ. Trong đạo Phật, tha thứ được coi là một bài thực tập nhằm ngăn ngừa những ý niệm có hại cho bản thân mình. Do vậy, mỗi người đều cần tu dưỡng, nuôi dưỡng những ý niệm tốt đẹp, từ bi. Khái niệm nhân quả là trung tâm điểm của Phật Giáo. Mỗi người hành động đều do sự tác động của những nhân nào đó. Chúng ta không thể tha thứ bằng cách tự phủ nhận, cho rằng những gì người ấy làm là đúng, nhưng chúng ta hãy cố gắng hiểu và cảm thông. Tha thứ còn là một biểu hiện của lòng từ bi. Khi một người làm chúng ta tổn thương, làm chúng ta phải chịu những nỗi đau, nhưng cuối cùng thì chúng ta

lại không trách họ mà bỏ qua hết những chuyện đáng tiếc. Mọi người cũng như bản thân chúng ta đều chỉ là con người bình thường, ai cũng có mặt tốt và mặt xấu cũng không hẳn là người toàn thiện hoặc toàn ác, sẽ có những lúc sai lầm, sẽ có những lúc vô tình làm tổn thương người khác. Cũng giống như Đức Phật từng tha thứ cho Bạt Đà Bà La Bồ tát trong nhiều kiếp quá khứ, đã từng mắng chửi, nói xấu, ném đá hại Phật, để rồi sau này Bạt Đà Bà La Bồ tát đứng đầu 500 vị Bồ tát hội Pháp Hoa hộ trì cùng Như Lai. Chúng ta không nên oán trách, ghét bỏ hay cô lập họ. Hiểu được như vậy thì chúng ta cần có cách nhìn “đồng bệnh tương lân”, thông cảm, tha thứ cho những lúc người khác sai lầm để có thể tự tha thứ cho bản thân mình những khi mình cũng sai lầm. Người mang tâm niệm hận thù muốn hại người khác như người đốt đuốc đi ngược chiều gió, chưa hại được ai mà đã tự hại chính mình.

Thật sự, không ai trên cuộc đời này muốn oán ghét nhau. Bởi vì, mỗi ngày sống trong sự ti hiềm, ganh đua, uất hận, thật sự rất mệt mỏi và đáng thương. Thế nhưng, làm thế nào để tháo gỡ nó lại không phải là một việc dễ dàng thì chỉ có tình thương mới có thể hóa giải hận thù. Để tháo gỡ lòng hận thù, và không gieo rắc khổ đau cho người khác, tốt nhất ta chuyển suy nghĩ tiêu cực sang tinh thần khoan dung, rộng mở. Nhưng việc xóa bỏ lòng sân hận không phải là dễ dàng. Nó không nằm đâu xa ngoài chính trong lòng chúng ta. Để tha thứ, chúng ta phải có kinh nghiệm về sự yêu thương và lòng vị tha. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng chính bản thân mình trong suốt cuộc đời. Như vậy, tha thứ cũng chính là một hành động hướng tới cái “Thiện”.

Một phần của tài liệu đề tài phân tích sự phát triển tư tưởng phật giáo trong nền văn hóa việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)