III. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank
d, Phân tích khả năng sinh lãi
2.5 Phân tích lưu chuyển tiền tệ
a, Lý thuyết phân tích lưu chuyển tiền tệ
Phân tích lưu chuyển tiền tệ được thực hiện thông qua việc xem xét BCLCTT của ngân hàng. BCLCTT không chỉ là một công cụ giúp kiểm tra tính hợp lý của các khoản mục trên BCĐKT cũng như báo cáo hoạt động khinh doanh mà còn là cơ sở để tính toán các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán, tình hình hoạt động và khả năng linh động về mặt tài chính của một ngân hàng.
Việc phân tích lưu chuyển tiền tệ bao gồm hai nội dung là: phân tích hệ số dòng tiền và phân tích dự báo kế hoạch tiền tệ. Trong giới hạn tìm hiểu của nhóm xin trình bày tập trung vào phân tích hệ số dòng tiền, cụ thể như sau:
Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào.
Hệ số này cung cấp cho người đọc một tỉ lệ, mức độ về năng lực tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Thông thường, tỉ lệ này chiếm rất cao (trên 80%) và là nguồn tiền chủ yếu dùng trong hoạt động đầu tư dài hạn và trả cổ tức cũng như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn.
Hoạt động đầu tư là nét đặc trưng của ngân hàng trong nề kinh tế thị trường. Tiền tệ luôn được tính toán theo giá trị thời gian, mọi đồng tiền đều có môi trường lưu chuyển thông suốt trong đó chủ yếu là thị trường chứng khoán. Ngoài ra, ngân hàng thường đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn khác: đầu tư kinh doanh bất động sản, cho thuê dài hạn tài sản cố định, liên doanh,… nhằm mục đích tìm kiếm nguồn thu nhập ổn định lâu dài.
Khi hệ số này cao tức là dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư chiếm tỉ trọng cao, nếu chưa có kế hoạch tái đầu tư, ngân hàng phải nghĩ đến việc điều phối nguồn ưu tiên thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả hoặc trả trước hạn để giảm chi phí lãi vay. Sau đó, điều tiết vốn cho hoạt động kinh doanh chính để giảm các khoản vay ngắn hạn.
Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào.
Hoạt động tài chính là những nghiệp vụ làm thay đổi cơ cấu tài chính của ngân hàng. Cụ thể: tăng giảm các khoản vay; tăng giảm vốn chủ sở hữu khi huy động, phát hành cổ phiếu; mua lại trái phiếu, cổ phiếu; trả cổ tức; lợi nhuận giữ lại … Dòng tiền vào và ra tương ứng với sự tăng giảm trong các nghiệp vụ trên.
Nếu lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư, buộc doanh nghiệp phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản vay sẽ được tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm đi hoặc ngưng trả các khoản cổ tức.
Hệ số dòng tiền ra để trả nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào.
Trả nợ dài hạn đối với các khoản nợ chưa đến hạn trả là cho hệ số dòng tiền ra tăng cao và thường gắn liền với một chiến lược nào đó. Thông thường một tỉ lệ thanh toán nợ dài hạn so với tổng tiền vào, đạt rất thấp (5-10%) và diễn ra rất đều đặn qua các năm. Nguyên nhân chính là do tính chất của các khoản nợ dài hạn với các điều khoản thanh toán ổn định. Và các khoản nợ dài hạn luôn gắn liền với các dự án đầu tư
dài hạn – có thu nhập lâu dài. Vì vậy, hệ số này thay đổi đột ngột là điều cần quan tâm để tìm ra nguyên nhân giải thích.
Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh. Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh nói lên việc sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh dùng trả lợi tức cho các cổ đông. Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh phải luôn được cân nhắc trước nhu cầu đầu tư hay sự cần thiết phải bổ sung vốn trong từng giai đoạn chiến lược kinh doanh.
b, Phân tích cụ thể báo các lưu chuyển tiền tệ của Techcombank
Việc phân tích BCLCTT sẽ cho thấy tình hình tài chính trong thực tế của ngân hàng có vững mạnh hay không và điều đó có vai trò cực kì quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng.
So sánh lưu chuyển tiền tệ qua các năm đó có thể thấy được sự biến động của dòng tiền lưu chuyển cũng như cơ cấu của sự biến đổi đó.
Bảng 2.3: Tình hình lưu chuyển tiền thuần qua các năm
(Đơn vị: Triệu VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So 2020/2019 +/- Triệu VNĐ
+/- %
1, Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
12.631.802 -10.088.467 -22.720.269 -179,87
2, Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
-222.224 -655.391 -433.167 194,92
3, Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
4, Lưu chuyển tiền thuần trong năm
9.315.324 -10.918.404 -20.233.728 -217,21
5, Tiền tồn cuối kỳ 46.514.303 35.595.899 -10.918.404 -23,47
Nhìn vào bảng trên nhà phân tích sẽ nhận thấy:
Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2020 là -10.918.404 triệu VNĐ, giảm 20.233.728 triệu VNĐ so với năm 2019, tương đương với tỷ lệ giảm là -217,21%. Do các bộ phận cấu thành nên lưu chuyển tiền thuần trong kỳ có mối quan hệ tổng số nên bằng phương pháp cân đối, ta nhận thấy sự biến đổi đó là do các bộ phận:
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 là 12.631.802 triệu VNĐ còn năm 2020 là -10.088.467 triệu VNĐ. Như thế, trong năm 2020 lưu chuyển tiền từ hoạt động từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã giảm 22.720.269 triệu VNĐ, tương đương với tốc độ giảm là 179,87%
- Phân tích tương tự với lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính; …
Như vậy,về số tuyệt đối, do năm 2020 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh nhất; sau đó là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư làm cho tổng lưu chuyển tiền thuần trong năm giảm 20.233.728 triệu VNĐ. Phương trình cân đối:
(-20.233.728) = (-22.720.269) + (-433.167) + 2919688
Nhìn vào bảng trên ta thấy các khoản mục tiền tồn cuối kỳ năm 2020 là 35.595.899 triệu VNĐ giảm 10.918.404 triệu đồng so với năm 2019. Như vậy, nếu nhận xét một cách sơ bộ có thể thấy trong năm 2020 ngân hàng Techcombank đã sử dụng được nhiều hơn số tiền của mình vào hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động sinh lời khác, giảm thiểu tình trạng tiền ứ đọng vào cuối kỳ như trong năm
2019. Cụ thể việc sử dụng tiền đó có hiệu quả hơn năm trước hay không thì còn phải kết hợp với các yếu tố khác mới có thể đưa lại nhận định chính xác nhất.
Để nhận định tương đối về tình hình lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng, ta có thể phân tích một số hệ số tỷ lệ sau:
Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào. Năm 2019:
- Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh là 112.515.033 triệu VNĐ - Tổng dòng tiền vào của Techcombank là 112.656.443 triệu VNĐ
- Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào là 112.515.033 / 112.656.443 = 99,87%
Năm 2020:
- Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh là 96.006.210 triệu VNĐ - Tổng dòng tiền vào của Techcombank là 96.065.491 triệu VNĐ
- Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào là 96.006.210 / 96.065.491 = 99,94%
So sánh ta thấy hệ số này trong năm 2020 là 99,94% đã tăng xấp xỉ 0,07% so với năm 2019. Các con số này cho thấy tiền vào từ hoạt động kinh doanh ở Techcombank chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dòng tiền vào của ngân hàng, biểu hiện một hiệu quả kinh doanh tốt qua các năm. Nguồn tiền này chính là nguồn chủ yếu để Techcombank trang trải cho hoạt động đầu tư dài hạn cũng như trả các khoản vay ngắn hạn và dài hạn.
Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào. Năm 2019:
- Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư là 35.644 triệu VNĐ
- Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào là 35.644 / 112.656.443 = 0,032%
Năm 2020:
- Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư là 11.028 triệu VNĐ
- Tổng dòng tiền vào của Techcombank là 96.065.491 triệu VNĐ
- Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào là 11.028 / 96.065.491 = 0,0115%
So sánh ta thấy hệ số này trong năm 2020 là 0,0115% đã giảm xấp xỉ 0,0205% so với năm 2019. Như vậy có thể thấy tiền vào từ hoạt động đầu tư ở Techcombank chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng dòng tiền vào của ngân hàng. Đây có thể là biểu hiện của một chiến lược đầu tư không hiệu quả. Tuy nhiên để có cái nhìn chính xác hơn thì ta cần phải kết hợp với một số yếu tố khác để đánh giá. Trong trường hợp hệ số này ở ngân hàng là cao – tức là dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng cao, nếu chưa có kế hoạch tái đầu tư ngân hàng phải nghĩ ngay đến việc điều phối nguồn ưu tiên thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả hoặc trả trước hạn để giảm chi phí lãi vay, sau đó điều tiết vốn cho hoạt động kinh doanh chính để giảm các khoản vay ngắn hạn.
Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào. Năm 2019:
- Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính là 105.766 triệu VNĐ - Tổng dòng tiền vào của Techcombank là 112.656.443 triệu VNĐ
- Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào là 105.766 / 112.656.443 = 0,094%
Năm 2020:
- Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính là 48.253 triệu VNĐ - Tổng dòng tiền vào của Techcombank là 96.065.491 triệu VNĐ
- Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào là 48.253 / 96.065.491 = 0,0502%
So sánh ta thấy hệ số này ở năm 2020 là 0,0502% đã giảm xấp xỉ 0,0438% so với năm 2019. Cũng giống như đầu tư thì dòng tiền vào từ hoạt động tài chính chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dòng tiền vào của ngân hàng. Nếu lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư thì ngân hàng buộc phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đó đồng nghĩa với việc một khoản vay sẽ tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay sự sụt giảm hoặc có thể ngưng tri trả cổ tức. Do vậy việc quan tâm đến tỷ trọng của khoản mục tài chính cũng như đầu tư là việc làm sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho ngân hàng bên cạnh việc duy trì tỷ trọng cao của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tổng dòng tiền vào của ngân hàng.