Đối với các cơ quan quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu SKKN xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT ban cơ bản (Trang 31 - 33)

+ Góp phần nâng cao chất lượng đại trà cho HS

+ Thúc đẩy đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá ở các cơ sở giáo dục.

+ Tạo ra niềm tin đối với xã hội trong sự nghiệp giáo dục.

3.2. Hiệu quả kinh tế

-Kiến thức ĐLĐP nằm ở nhiều tài liệu, nằm rải rác ở nhiều quyển sách khác nhau. Do đó để GV và HS nắm được ĐLĐP thường phải đọc, mua nhiều tài liệu có liên quan, giá thành cao (khoảng 300.000 đồng - 500.000 đồng)

- Sáng kiến tích hợp kiến thức ĐLĐP vào giảng dạy địa lí 10 sẽ là tài liệu súc tích, ngắn gọn, khá đầy đủ về ĐLĐP Ninh Bình giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, giảm thiểu thời gian tìm tòi, nâng cao kiến thức ĐLĐP cho GV và HS (chi phí vài chục nghìn đồng GV, HS có thể photo được tài liệu)

4. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

1. Điều kiện áp dụng

Sáng kiến là nguồn tư liệu hữu ích, dễ dàng sử dụng; không đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật hỗ trợ (máy chiếu, tranh ảnh, video clip,…). Những kiến thức ĐLĐP cơ bản đã được tích hợp vào nội dung bài học Địa lí 10 nên thuận lợi cho GV và HS tham khảo, tra cứu; góp phần thiết thực đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Khả năng áp dụng

- Đối với trường THPT Hoa Lư A: sau một năm áp dụng sáng kiến đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

- Những nội dung kiến thức ĐLĐP được tích hợp rất gần gũi, sinh động với những hiện tượng đời thường. Vì vậy mọi đối tượng HS, không phân biệt trình độ nhận thức, không phân biệt loại hình trường lớp đều dễ dàng sử dụng, tra cứu.

-Sáng kiến là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh, có thể sử dụng thường xuyên vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đại trà; hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

- Mọi đối tượng khác quan tâm tới ĐLĐP tỉnh Ninh Bình đều dễ dàng sử dụng, tra cứu.

C. KẾT LUẬN

Đối với bộ môn địa lý nói chung và chuyên đề ĐLĐP nói riêng thì ngoài việc cải cách, biên soạn lại nội dung chương trình và hướng dẫn phương pháp giảng dạy, chúng ta có thể tiến hành hình thức lồng ghép, tích hợp các kiến thức này với nhau để chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Bởi vì, ĐLĐP là một bộ phận của bộ môn địa lý cho nên về đối tượng nghiên cứu của chúng gần giống nhau, chỉ khác về phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của ĐLĐP lại là những sự vật, hiện tượng địa lý hết sức thân quen, gần gũi với học sinh cho nên việc tích hợp nội dung này vào việc dạy học địa lý không những giúp cho quá trình tiếp thu kiến thức địa lý được tốt hơn, mà đây còn là một biện pháp hiệu quả để cung cấp, bổ sung, làm giàu kiến thức ĐLĐP cho các em.

Khi bài giảng có sự tích hợp kiến thức địa phương sẽ mang tính thuyết phục và thu hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn, thậm chí nó còn có thể làm thay đổi cả nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về quê hương, giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho các công dân tương lai. Mặt khác, nội dung kiến thức địa lý lớp 10 chủ yếu là những khái niệm địa lý tự nhiên, địa lý KT - XH đại cương nên để làm rõ được các khái niệm này, GV phải sử dụng khá nhiều các đối tượng địa lý cụ thể nhằm minh họa và giải thích các khái niệm đó. Những đối tượng địa lý ở xa trên thế giới, ở nước ngoài hay địa phương khác chỉ được biểu hiện trên bản đồ tranh ảnh nên vẫn không có sức truyền tải thông tin tốt bằng các đối tượng, hiện tượng địa lý ở ngay tại địa phương, nơi học sinh sinh sống và học tập. Hơn nữa, việc sử dụng các ví dụ là kiến thức địa lý địa phương - trong bài giảng sẽ giúp chúng ta bồi dưỡng kiến thức tự nhiên, KT - XH của quê hương cho HS, quan trọng là qua đó giáo dục tình cảm, hành vi tốt đẹp cho các em, không thể thực hiện được bằng 6 tiết địa lý địa phương ở lớp 9 và lớp 12 mà phải được tích hợp ở các giáo trình địa lý khác, đặc biệt là địa lý lớp 10. Vì thế, chẳng có cách làm nào hay hơn việc giáo viên lấy ngay các sự vật, hiện tượng địa lý có ở tỉnh, huyện, xã của các em để làm ví dụ cho các kiến thức bài giảng. Sự kết hợp hài hoà giữa kiến thức khoa học địa lý trong SGK với kiến thức ĐLĐP sẽ mang lại một chất lượng mới cho bài giảng địa lý, góp phần đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.

Ninh Bình, tháng 9 năm 2014

CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Dương Văn Hưng

Một phần của tài liệu SKKN xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT ban cơ bản (Trang 31 - 33)