- Hà hơi thổi ngạt.
c. Biện pháp tổ chứ
Tổ chức lao động, đảm bảo chế độ ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức lao động. Trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ như áo quần chống nóng, chống lạnh, khẩu trang, kính mắt v.v....
2.2. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất. 2.2.1. Những khái niệm. 2.2.1. Những khái niệm.
a.Tiếng ồn: Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số không có nhịp gây cho con người cảm giác khó chịu. Về mặt vật lý, âm thanh là dao động sóng của môi trường đàn hồi gây ra bởi sự dao động của các vật thể, không
gian trong đó có sóng âm lan truyền gọi là trường âm. áp suất dư trong trường âm gọi áp suất âm p đơn vị là dyn/cm2 hay là bar.
Vận tốc lan truyền sóng âm phụ thuộc vào các tính chất và mật độ môi trường. Ví dụ ở nhiệt độ 00C vận tốc sóng âm trong không khí là 330 m/s, trong nước là 1440 m/s, trong thép, nhôm, thuỷ tinh là 5000 m/s, trong đồng 3500 m/s, trong cao su 40 ÷ 50 m/s.
Dao động âm nghe được có tần số từ 16 ÷ 20 Hz đến 16 ÷ 20 kHz. Giới hạn này ở mỗi người không giống nhau, tuỳ theo lứa tuổi và cơ quan thính giác.
Dao động dưới 16 ÷ 20 Hz gọi là hạ âm tai người không nghe được, dao động có tần số trên 16 ÷ 20 kHz gọi là siêu âm tai người cũng không nghe được.
Trong thực tế người ta phân ra nhiều loại tiếng ồn, tuy nhiên theo đặc tính của nguồn ồn có thể phân ra: