(120x5) 4 - 5 40 - 50 40° 2 5 °
BÀI 5: HÀN ĐẮP MẶT TRỤ TRÒN Giới thiệu. Giới thiệu.
Hàn đắp mặt trụ được ứng dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất, nhất là việc phục hồi các chi tiết trục sau một thời gian làm việc bị mài mòn. Có được kỹ năng hàn đắp mặt trụ trơn sẽ giúp người học có khả năng áp dụng các công
việc trong thực tế.
Mục tiêu:
-Trình bày được khái niệm hàn đắp và phạm vi ứng dụng.
-Chuẩn bị được phôi hàn đúng kích thước bản vẽ;
-Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị hàn, vật liệu hàn đầy đủ, phù hợp.
-Tính được đường kính que hàn, công suất ngọn lửa, vận tốc hàn phù hợp với đường kính trục đắp và tính chất của vật liệu.
-Chọn phương pháp hàn, góc nghiêng mỏ hàn, phương pháp chuyển động mỏ
hàn, chuyển động que hàn và loại ngọn lửa phù hợp.
-Hàn đắp được các loại trục đảm bảo độ sâu ngấu, không rỗ khí, ngậm xỉ, tròn đều, ít cong vênh, bề mặt đắp phẳng, đủ lượng dư gia công cơ.
-Kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
-Thực hiện tốt công tác an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung.
1. Hàn đắp, phạm vi ứng dụng.
Hàn đắp chủ yếu là để sửa chữa các chi tiết, thiết bị, và dụng cụ bị hỏng do hao mòn, nó có ý nghĩa về kinh tế và kỹ thuật rất lớn. Về bản chất nói chung,
hàn đắp tương tự như các phương pháp hàn khác. Trong kỹ thuật hàn đắp ứng dụng các phương pháp hàn bằng ngọn lửa khí.
2. Chuẩn bijh dụng cụ thiết bị vật liệu hàn đắp- Thiết bị hàn khí - Thiết bị hàn khí