Nguyễn Xuân Cường, 2017, Đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, trang

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU HỢP TÁC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM – TIẾP CẬN TỪ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG TỰ DO (Trang 32 - 33)

- Xét về bản chất của các ưu đãi đầu tư, đầu tư theo hình thức PPP cũng chỉ được hưởng các ưu đãi về thuế như các dự án đầu tư theo các hình thức khác miễn là thỏa mãn các

107 Nguyễn Xuân Cường, 2017, Đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, trang

trang 107

108 Nghị định 15, Điều 60

32 tranh chấp là một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng dự án110. Theo Nghị định 15, có 02 (hai) nhóm tranh chấp chính liên quan tới việc thực hiện dự án PPP, bao gồm: (i) tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án và (ii) tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án với các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện dự án111.

Thông thường, các tranh chấp trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, các bên có thể đưa tranh chấp ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam112. Riêng đối với tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, Nghị định 15 cho phép giải quyết tranh chấp thông qua (i) Trọng tài hoặc (ii) Tòa án Việt Nam hoặc (iii) hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập113. Như vậy, bên cạnh trọng tài Việt Nam như trường hợp thông thường, trong trường hợp này, các bên có thể lựa chọn trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp. Ngoài ra, hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập cũng là một đặc thù trong trường hợp giải quyết tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài. Cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng cho đến nay, các nhà đầu tư trong dự án PPP rất ít nhà đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là các công ty xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước như CIENCO, Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, Tổng Công ty Vinaconex, Tổng Công ty Sông Đà...114

Trong trường hợp giải quyết tranh chấp tại trọng tài quốc tế, cần lưu ý rằng Việt Nam là một thành viên của Công ước New York về Công nhận và Thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (Công ước New York). Do đó, việc thực thi phán quyết của trọng tài đối với một bên mà quốc gia của bên đó đã ký Công ước New York (hiện tại, có khoảng 100 quốc gia đã ký) sẽ dễ dàng hơn việc thi hành phán quyết của toà án, đặc biệt trong trường hợp không có hiệp ước song phương về hỗ trợ tư pháp giữa hai quốc gia. Đối với các dự án có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, thông thường cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thoả thuận lựa chọn một cơ quan trọng tài quốc tế tại một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo tính trung lập. Trong khu vực ASEAN, rộng hơn là khu vực châu Á, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) và quy tắc trọng tài của SIAC thường được các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế lựa chọn bởi Singapore cũng là một quốc gia đã ký Công ước New York và quy tắc trọng tài của SIAC chủ yếu dựa trên trên Quy tắc trọng tài UNCITRAL. Hơn nữa, các trọng tài của SIAC cũng được công nhận rộng rãi là có năng lực và công bằng trong việc thực hiện thủ tục trọng tài phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế115.

110 Nghị định 15, Điều 32, khoản 1, điểm n

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU HỢP TÁC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM – TIẾP CẬN TỪ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG TỰ DO (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)