Dịch sau khi được lọc tinh được chuyển vào các bồn kết tinh có thể tích 70, 30, 20 m3. Thiết bị kết tinh có cánh khuấy trong môi trường chân không, nhiệt độ duy trì trong khoảng 65-68oC nhờ hệ thống gia nhiệt bằng ống xoắn ruột gà.
Khi nồng độ dung dịch đã quá bão hòa thì được cho mầm tinh thể MSG (Monosodium Glutamate) tùy theo kích thước yêu cầu của khách hàng.
3.2.4. Ly tâm a. Ly tâm a. Ly tâm
Dịch thu được sau quá trình kết tinh được chuyển xuống bồn trung gian trước khi cho vào các thiết bị ly tâm tự động. Máy ly tâm kiểu trục đứng làm việc theo mẻ.
Các máy ly tâm sẽ tiến hành tách pha rắn là MSG (Monosodium Glutamate) tiếp tục qua quá trình sấy, và pha lỏng là dịch cái được ký hiệu ML1 (Dịch sau quá trình ly tâm) được kết tinh thô và chuyển vào dịch 345.
b. Sấy
Tinh thể MSG (Monosodium Glutamate) ẩm sau khi ly tâm sẽ được đưa qua các thiết bị sấy sàng rung nhằm làm giảm lượng ẩm xuống dưới 0.22%. Tinh thể MSG (Monosodium Glutamate) được đưa vào bồn sấy nhờ hệ thống phối liệu là các băng tải, vào buồng sấy dưới tác dụng rung của sàng, MSG (Monosodium Glutamate) từ từ chuyển xuống cuối buồng trên lưới sàng có kích thước nhỏ, không khí nóng từ bên dưới sẽ thoát qua các lỗ sàng và theo quạt hút phía trên ra khỏi buồng. MSG (Monosodium Glutamate) chuyển về cuối buồng rồi chuyển xuống một cyclon để thu hồi tinh thể MSG (Monosodium Glutamate), bên trên có trang bị quạt hút để hút không khí bẩn ra ngoài.
Sơ đồ 3.6: Thiết bị sấy
c. Sàng phân loại
Tinh thể MSG (Monosodium Glutamate) sau khi xuống cyclon sẽ được chuyển tiếp xuống hệ thống máy sàng phân loại theo các kích thước được qui ước: LL, L, LM, M, 30B, 60B….
Sơ đồ 3.7: Thiết bị sàng phân loại
d. Đóng gói
Bột ngọt sau khi phân loại sẽ được lưu kho và kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật như độ đồng đều, tạp chất lạ, độ trắng, ...
Nếu đạt yêu cầu sẽ được đưa qua xưởng đóng gói thành các dạng sản phẩm với kích thước và khối lượng khác nhau tùy theo theo quy cách đã đăng ký hoặc theo yêu cầu của khách hàng có thể là 900kg, 600kg, 500kg hoặc bao bì 450g, 100g, 50g,...
Đóng gói xong thành phẩm được bảo quản ở khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Bột ngọt là một loại gia vị không thể thiếu trong từng bữa ăn của người Việt, và hiện nay càng phổ biến rộng rãi trên thế giới. Vì vậy việc sản xuất bột ngọt, quy trình đảm bảo chất lượng không chỉ đáp ứng nhu cầu người dân mà còn mang lại lợi nhuận cao cho nhà sản xuất cũng như góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công nghệ sản xuất mì chính và các sản phẩm lên men cổ truyền – GS.TS. Nguyễn Thị Hiền ( chủ biên), PGS.TS. Nguyễn Đức Lượng, PGS.TS.Giang Thế Bính.
2. Công nghệ sản xuất bột ngọt – TS. Nguyễn Hoài Hương – Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đề tài nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bột ngọt tại Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam – Th.S Đỗ Tường Hạ, Lê Tấn Huy.
4. Phương pháp kiểm ngiệm các mẫu – Tài liệu nội bộ Công ty Vedan