với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ tăng đều qua các Qúy. Điều này cho thấy Doanh nghiệp đã huy động nhiều nguồn vốn từ các khoảng lợi nhuận và doanh thu của Công ty.thu hút được các khoảng vay từ nguồn đầu tư vào Doanh nghiệp.
Tổng quan chỉ số tài chính
Nhận xét:
Dựa vào bảng chỉ số tài chính ta có thể phân tích:
Chỉ số EPS là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường của các cổ đông, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS phản ánh khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp.Cho thấy lợi nhận giảm Kết quả Qúy 1/2021 giảm so với Qúy 2,3,4 năm 2020 , mức giảm trung bình khoảng 2.81%.
Về chỉ tiêu ROS phản ánh cứ trong một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả doanh thu Qúy 1/2021 giảm so với Qúy 2,3,4 năm 2020 , mức giảm trung bình khoảng 20%.
Về chỉ số đo lường ROEA trong Qúy 1/2021 đã giảm rất nhiều so với cùng kỳ và các Qúy 2, 3, 4 năm 2020 cho thấy múc sinh lợi của công ty giảm đáng kể. Yếu tố có thể do tác động tình hình dịch bệnh đến cung cầu giảm.
2.5.3 Phân tích tài chính bằng mô hình phân tích Dupon
ROE là chỉ số thể hiện khả năng tạo tiền trên đồng vốn góp của đồng và được tính bằng công thức lấy lợi nhuận ròng chia vốn chủ sở hữu. Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản.
Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont cấp 1 và cấp 2 như sau:
Như vậy, qua khai triển chỉ tiêu ROE có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính. Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai là, vòng quay vòng quay tài sản. Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thứ ba là, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Một là gia tăng lợi nhuận ròng biên, điều này yêu câu doanh nghiệp phải có một lợi thế cạnh tranh nhất định trong ngành. Có thể bằng cách tiết giảm chi phí, tăng giá bán… Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn hoặc tăng hiệu suất sử dụng các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Ba là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả. HBC, NKG, HSG là những công ty có ROE khá cao những năm gần đây do sử dụng mạnh đòn bẩy tài chính.
Như vậy, nếu chỉ nhìn vào khái niệm và công thức ban đầu của ROE thì khó lòng có thể xác định được chỉ số này thay đổi và phụ thuộc vào những yếu tố nào. Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích, kết hợp với so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào, từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau.
2.6 Kết luận
Phân tích tài chính là công việc quan trọng trong môi trường doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tài chính để doanh nghiệp xác định lợi nhuận, nợ phải trả, thế mạnh và tiềm năng thu nhập trong tương lai. Phân tích tài chính là 1 khía cạnh quan trọng của tất cả các hoạt động thương mại vì nó cung cấp những hiểu biết có thể hành động về năng lực và tiềm năng trong tương lai của tổ chức.
2.6.1 Điểm mạnh:
Công ty đã vận dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính chi tiết, đầy đủ các nội dung được liệt kê, Dựa vào các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Qúy I-2021 cho thấy Công ty đã áp dụng nhiều các giải pháp, cải tiến nhiều mặt hạn chế nên Công ty đã đạt được nhiều hiệu quả.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các phương pháp phân tích cũng tương đối đầy đủ các nội
dung của một báo cáo tài chính, từ đó Công ty xem xét đánh giá được tất cả các mặt của một doanh nghiệp, tổ chức và hoạt động của Công ty được chính xác.
Các bảng kê, số liệu cụ thể trong tất cả các lĩnh vực hoạt động có liên quan đến thị trường tài chính, thị trường cạnh tranh, mức lợi nhuận trước và sau thuế, nợ tồn động...v.v.. điều này giúp cho Doanh nghiệp nhìn thấy rõ con tàu mình đang đi và định hướng, mục tiêu các giai đoạn tới.
2.6.2 Điểm yếu:
Việc sử dụng các phương pháp đánh giá nhiều yếu tố tác động cũng dẫn tới việc nhận định không chính xác, nhiều yếu tố được bỏ qua dẫn đến các quyết định chưa phù hợp.
Việc dự báo tài chính cũng còn hạn chế trong các khâu phân tích vĩ mô, từ đó việc định hướng, mục tiêu đi trước, mục tiêu ngắn hạn hoặc mục tiêu dài hạn còn thiếu sót.
Dựa trên các bảng báo cáo tài chính, số liệu công bố, Công ty có thể thuê các chuyên gia độc lập hoặc các tổ chức tài chính đánh giá độc lập từ đó Công ty có những dữ liệu khách quan, nhiều mặt, để chọn lựa và quyết định các nhiệm vụ và hoạch định chiến lược phù hợp để định hướng đúng với yêu cầu và mục tiêu phấn đấu đề ra.
2.6.3 Giải pháp
Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình mô hình kiểm soát nội bộ, từ đó việc kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất được thực hiện đúng các định hướng, các mục tiêu đề ra.
Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong các lĩnh vực về kế toán, tài chính về lập báo cáo chi tiết cụ thể theo quy định hiện hành, việc lập báo cáo tài chính của Doanh nghiệp chính xác gớp phần nhận diện, đánh giá hiệu quả hạn chế các rủi ro không mong muốn trong quá trình hoạt động.
Cần so sánh các chỉ tiêu về thời gian, số lượng cụ thể, đồng thời cần có dự báo các tác động bị ảnh hưởng trong BCTC từ đó Doanh nghiệp có cách nhìn, đánh giá, hạn chế các mức rủi ro cho Công ty (lập các bảng biểu so sánh.. thơi gian, số lượng…. và bảng liệt kê dự báo tăng giảm để doanh nghiệp định hướng ..).
Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp phải quản lý chặc chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm ra biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Có thể
nói rằng, phương pháp tính giá theo schi phí mục tiêu (Target Cost) là một trong các phương pháp hiện đại trong kế toán quản trị.
Trong báo cáo tài chính (trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ) phải được lập theo nguyên tắc dồn tích. Theo nguyên tắc này, mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ, cơ sở dồn tích được xem là một nguyên tắc chính yếu đối với việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp nguyên tắc bù trừ cho nhau khi lập báo cáo tài chính. Việc bù trừ các số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, nếu ở một số chỉ tiêu nào đó được phép bù trừ thì cần phải xem xét tính trọng yếu của nó để thuyết minh, diễn giải rõ ràng trong thuyết minh báo cáo tài chính.
Tóm lại:
Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.