+ Số lượng trung bình là 1,1 động mạch/1 cẳng chân.
+ Chiều dài trung bình 29,9 ± 8,4mm, đường kính trung bình 0,95 ± 0,28mm. + Khu vực gặp nhiều nhất là khoảng từ 35% đến 60% và khoảng từ 70% đến 85% của chiều dài cẳng chân tính từ mắt cá trong lên.
2. Kết quả ứng dụng vạt mạch xuyên trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân phần mềm vùng cẳng chân
- Khuyết hổng phần mềm hay gặp nhất là ở 1/3 dưới cẳng chân với 49/55 bệnh nhân (89,2%). Diện tích khuyết hổng trung bình là 30,7cm2.
- Vạt thường được lấy ở vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới cẳng chân. Diện tích trung bình của vạt là 73,2±35,9 cm2. Góc xoay trung bình của vạt là 158°.
- Vạt được ứng dụng nhiều nhất là vạt có cuống mạch xuyên từ động mạch chày sau với 33/55 bệnh nhân (60%), tiếp đến là từ động mạch mác với 21/55 bệnh nhân (38,18%). Vạt mạch xuyên từ động mạch chày trước chỉ ứng dụng 1/55 bệnh nhân (1,82%).
- Kết quả điều trị: Tỉ lệ đạt hiệu quả che phủ là 53/55 BN (96,4%), trong đó vạt sống hoàn toàn ở 42/55 bệnh nhân (76,4%). Vạt hoại tử một phần nhưng vẫn đạt hiệu quả che phủ ở 11/55 bệnh nhân (20%). Có 2/55 trường hợp thất bại (3,6%) với 1 vạt hoại tử hoàn toàn, 1 vạt hoại tử diện tích nhỏ vùng đỉnh vạt nhưng không đạt hiệu quả che phủ tổn thương.
- Theo dõi xa trên 44 bệnh nhân: tình trạng vạt, nơi cho vạt và sẹo mổ không bị viêm rò hay chợt loét ở 44/44 trường hợp (100%). Thẩm mỹ chi thể: 38/44 (86,4%) trường hợp đạt kết quả tốt, 5 (11,4%) trường hợp đạt kết quả vừa, 1 trường hợp đạt kết quả xấu (2,3%).
Nhận định bước đầu về ưu và nhược điểm của vạt:
Vạt có sức sống, khả năng che phủ tốt, đáng tin cậy. Kỹ thuật bóc vạt không quá khó, không yêu cầu trang thiết bị vi phẫu thuật phức tạp. Vạt có tính tương đồng cao với vùng nhận về màu sắc, độ dày. Nhược điểm của vạt là đường sẹo dài vùng cẳng chân gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cần cân nhắc khi ứng dụng ở bệnh nhân là phụ nữ, hay những bệnh nhân có yêu cầu thẩm mỹ cao.