Kiến trúc mạng viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài tìm hiểu mô hình kết nối báo hiệu IMS CS (Trang 29)

Mạng viễn thông Việt Nam được tạo nên bởi các mạng khác nhau: - PSTN

- Mạng số liệu/IP

- Mạng điện thoại di động

Đến năm 2010, VNPT đã thực hiện được 2 pha triển khai IMS, cung cấp thành công nhiều

dịch vụ mới và đang tiến hành pha mở rộng mạng trên toàn quốc. VNPT xây dựng mạng IMS theo 2 bước:

Bước 1: xây dựng mạng lõi IMS truyền tải dịch vụ dữ liệu, Internet, VoIP. Bước 2: chuyển lưu lượng thoại từ PSTN sang IMS.

5.5.4 Giải pháp triển khai IMS tại VNPT 1 Tổng quan giải pháp triển khai IMS

Hiểu rõ các yêu cầu khả năng ứng dụng và phát triển của IMS ngày 8/9/2010

VNPT/VTN lựa chọn Alcatel-Lucent cung cấp giải pháp tổng thể IMS đầu tiên ở Việt Nam. Dự án IMS này sẽ góp phần đưa VNPT/VTN trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ mạng thế hệ mới (Next Generation Networks - IMS) và nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin và truyền thông dành cho các khách hàng của mình

Hình 5.4 Mô hình giải pháp của ALCATEL LUCENT

5.5.5 Những thách thức và thuận lợi của IMS

Kinh doanh thuần túy trên đường truyền thông (“pipe” business) và dịch vụ điện thoại cơ bản ngày càng trở nên thông dụng và có nhiều đối thủ cạnh tranh. Ví dụ trên thị trường viễn thông Việt Nam ngoài VNPT, nay đã có thêm các công ty viễn thông như Viettel, FPT, EVN, S-fone, HT và sắp tới là GTel. Các nhà khai thác phải cạnh tranh quyết liệt về giá cả, dẫn đến giảm lợi nhuận đáng kể. Nếu nhà khai thác muốn thành công trong hoàn cảnh mới, họ phải tìm ra cách tăng thêm giá trị vào dịch vụ truyền thông của họ. IMS là

nền tảng để cung cấp các dịch vụ nâng cao mới, giữ chân khách hàng, mở ra những cơ hội thị trường mới, lợi nhuận mới.

Mạng IMS tạo nền tảng cho các nhà khai thác mạng phát triển, cung cấp hiệu quả các dịch vụ mới, loại bỏ các phương thức xây dựng dịch vụ kém hiệu quả, đơn chiếc, cá thể, và không sử dụng lại được như hiện nay. IMS giúp giảm thời gian đưa ra thị trường (time-to-market) và chi phí cho vòng đời (life-cycle) của các dịch vụ mới.

Năng lực của các giải pháp IMS (Softswitch hay IMS) đều lớn hơn nhiều so với các tổng đài chuyển mạch Class 4/5 cũ. Hơn nữa, IMS có chi phí khai thác và vận hành thấp hơn. Những tính năng này rất hấp dẫn không chỉ với các công ty mới tham gia thị trường, mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà khai thác truyền thống khi xem xét mở rộng hay thay thế mạng lưới hiện tại. Nền tảng IP cho phép hiệu quả hóa quản lý mạng và sử dụng tài nguyên mạng.

Làm giảm nhu cầu vế số lượng cũng như không gian dùng để lắp đặt các tổng đài, thiết bị mạng. Việc này kéo theo tiết kiệm đáng kể về nhà đặt tổng đài, điểm kết nối và năng lượng tiêu thụ.

Kết luận

IMS là một giải pháp hứa hẹn cho việc quản lý dịch vụ trong thế hệ mạng tiếp theo. IMS là một bước đi mang tính chiến lược lâu dài của nhiều công ty và tập đoàn viễn thông. Trong thời gian ngắn sắp tới, sẽ còn nhiều thay đổi xoay quanh giải pháp IMS nhằm hoàn thiện những điểm yếu của nó. Tất cả những giải pháp IMS hiện tại chỉ là một giải pháp sớm (early IMS). Giải pháp IMS đầy đủ (full IMS) vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chuẩn hóa.

Với nội dung tiểu luận là tìm hiểu về hoạt động của giao thức SIP trong IMS tiểu luận đã đạt được những nội dung chính sau:

 Tìm hiểu khái quát về IMS và giao thức SIP. Về IMS, ta đã nêu được khái niệm, kiến trúc và chức năng của các phần tử. Còn đối với SIP, ta đã khái quát được định nghĩa, cấu trúc bản tin, thành phần và chức năng của nó.

 Tìm hiểu kĩ về hoạt động của giao thức SIP trong IMS bao gồm các thủ tục đăng

kí, khởi xướng phiên, thiết lập phiên, giải phóng phiên cuộc gọi giữa các UA.

 Hoạt động của SIP trong IMS thay đổi như thế nào trên nền IPv6 so với IPv4 đã tìm hiểu ở trên.

 Khảo sát mạng viễn thông Việt Nam trong những năm gần đây và việc triển khai

IMS của VNPT.

Bên cạnh đó, tiểu luận chưa tìm hiểu kỹ các hoạt động của SIP trong IMS trên các mô hình mô phỏng, nhóm làm đề tài sẽ cố gắng hoàn thành sớm nội dung mô phỏng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Bài Giảng Báo Hiệu Và Điều Khiển Kết Nối - Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông-2012.

[2]: Voice Call Continuity between IMS and Circuit Switched Systems

[3]: Đề Tài: phân hệ đa phương tiện IMS-website: http://lua n van.net .v n/lua n -van / de- tai- phan-he-da - phuong - ti e n - i m s-ip - mult i m e d ia- s ub s y st e m - 22627/

Một phần của tài liệu Đề tài tìm hiểu mô hình kết nối báo hiệu IMS CS (Trang 29)