- Chính lời khen của cô sẽ giúp trẻ thích được làm nhiều việc đúng, việc tốt hơn và đồng thời cũng khích thích các trẻ xung quanh học hỏi làm việc đúng giống bạn để
Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ
trường trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ
- Mối quan hệ giữa giáo dục và nhà trường là mối quan hệ qua lại, thống nhất, tác động lẫn nhau, nhà trường là điều kiện cần và gia đình là điều kiện đủ để hình thành nhân cách tốt cho trẻ. Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc tiến hành các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
- Tại trường mầm non, giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Tuy nhiên, những kiến thức về giáo dục lễ giáo trẻ được trang bị tại trường mầm non sẽ chỉ được luyện tập, được củng cố, được khắc sâu khi có sự đồng nhất giáo dục từ gia đình trẻ.
- Dựa vào kế hoạch đã xây dựng và để có được sự thống nhất với nhau giữa nhà trường và gia đình để phối hợp trong các nội dụng giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua cuộc hop phụ huynh đầu năm, qua việc trao đổi thông tin qua giờ đón, trả trẻ, qua điện thoại, qua zalo nhóm lớp…về tình hình của trẻ ở lớp, các suy nghĩ về giáo dục kỹ năng tự phục vụ của trẻ hiện tại có gì lệch lạc, gia đình và nhà trường có sự điều chỉnh như thế nào...
- Giáo viên cũng có thể phối hợp với gia đình - Nhà trường và gia đình phối hợp trong việc cung cấp cở sở vật chất phục vụ việc giáo dục lễ giáo cho trẻ như nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi...
- Thông qua bảng tuyên truyền chuyên đề và bằng vốn kiến thức của mình, người giáo viên mầm non sẽ có những tư vấn, tuyên truyền cho phụ huynh về các phương pháp để giáo dục lễ giáo cho trẻ tại gia đình .
- Giữa trường mầm non và gia đình cần giữ sự liên lạc chặt chẽ để gia đình liên tục cập nhật được những thông tin về mục tiêu của các chủ đề, các hoạt động giáo dục tổ chức cho trẻ, các phương pháp giáo dục giáo viên thực hiện,.…