362.1 Qui trình điều chỉnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Vận hành máy rải thi công mặt đường (Nghề Vận hành máy thi công mặt đường) (Trang 38 - 41)

12 6 HÌNH 2.1 VỊ TRÍ CÁC CẦN ĐIỀU KHIÊN TRÊN MÁY RẢI SYNOWAY

362.1 Qui trình điều chỉnh

2.1. Qui trình điều chỉnh

Cho máy di chuyển vào vị trí cần rải sau đó điều chỉnh độ dày của thảm theo đúng theo yêu cầu thiết kế:

+ Đặt từ từ tấm là tiếp xúc lên mặt gỗ, sao cho tấm là bên trái và bên phải tiếp xúc toàn bộ lên bề mặt tấm gỗ.

+Trong quá trình diều chỉnh tấm là thì cần phải điều chỉnh từ từ để thay đổi độ dày vật liệu rải phù hợp với tốc độ di chuyển của máy.

HÌNH 5.3. NÚT ĐIỀU KHIỂN BĂNG TẢI Tắt - Đưa công tắc tới vị trí trung tâm để tắt băng tải.

Tự động - Đưa công tắc lên trên để băng Tải hoạt động tự động. Khi công tắc được đặt ở vị trí tự động, tốc độ băng tải sẽ được quyết định bởi vị trí tín hiệu từ cảm biến sóng âm điều khiển băng tải.

Điều khiển thủ công - Đưa công tắc xuống dưới để băng tải vận hành ở chế độ điều khiển thủ công. Đặt công tắc ở vị trí này tốc độ băng tải được ấn định ở giá trị lớn nhất.

2.2. Các lưu ý khi điều chỉnh

- Trong quá trình điều chỉnh cần lưu ý nâng hạ các thanh san để để điều chỉnh độ dày của thảm từ từ.

37

- Lúc bắt đầu rải, do tấm là còn chưa ấm nên rải với chiều dày nhỏ hơn một chút.

- Không được điều chỉnh tấm là quá nhiều tại một thời điểm. 3. Điều chỉnh chiều rộng lớp vật liệu rải

3.1. Qui trình điều chỉnh

Mỗi thanh san riêng biệt đều có thể mở rộng hoặc thu hẹp lại bằng việc sử dụng công tắc điều chỉnh.

Tác động vào công tắc điều chỉnh ở 2 bên trái và phải để điều chỉnh mở rộng thu hẹp vào hoặc mở rộng thanh san theo đúng yêu cầu thiết kế

HÌNH 5.4. NÚT ĐIỀU KHIỂN ĐỘ DẦY VẬT LIỆU

Tăng – Giữ và dịch chuyển công tắc lên trên để tăng bề dày vật liệu bên trái thanh gạt.

Giảm – Giữ và dịch chuyển công tắc xuống dưới để giảm bề dày vật liệu bên trái thanh gạt.

3.2. Các lưu ý khi điều chỉnh

Khi làm việc mở rộng hoặc thu hẹp thanh san tuyệt đối:

+ Không có nguời đứng trong khu vực di chuyển của máy. + Không có các vật trên đường trượt của thanh san.

38

+ Điều chỉnh mở rộng và thu hợp thanh san từ từ.

+ Việc điều chỉnh thanh san có thể điều chỉnh ở bảng điều khiển chính hoặc ở bảng điều khiển phụ ở hai bên máy rải.

4. Vận hành máy theo chế độ rải 4.1. Qui trình điều chỉnh

+ Trước khi vận hành rải thảm phải hâm nóng động cơ, để động cơ chạy không tải trong 10 phút.

+ Di chuyển chuyển máy ở chế độ di chuyển nấc “ LOW SPEED “ vào đúng vị trí yêu cần rải.

+ Điều chỉnh độ dày lớp vật liệu rải

+ Điều chỉnh hệ thống mở rộng của thanh san. + Mở cữ cấp liệu của cửa băng tải cấp liệu

+ Mở cửa thùng cấp liệu nhận thảm đổ xuống từ oto. + Khởi động băng tải cấp liệu và vít xoắn.

+ Khởi động hệ thống rung làm việc và đẩy cần di chuyển cho máy rải làm việc.

4.2. Các lưu ý khi điều chỉnh

Trước khi khởi động băng tải, vít xoắn quan sát không có người và vật nào cản trở sự dịch chuyển mói được khởi động thiết bị.

Thường xuyên quan sát kiểm tra mức thảm trong vít xoắn khi máy rải làm việc và duy trì đều lượng thảm cung cấp. Nếu lượng thảm không đủ phải nâng cao cửa cấp liệu để tăng lượng thảm cung cấp và ngược lại nếu lượng thảm quá nhiều thì hạ thấp chiều cao cửa định lượng xuống.

Muốn dừng sự làm việc của máy do không đủ thảm gạt các công tắc đầm, công tắc di chuyển về vị trí “OFF”, cho cần số về vị trí trung gian và đồng thời phanh dừng lại máy.

39

Một phần của tài liệu Giáo trình Vận hành máy rải thi công mặt đường (Nghề Vận hành máy thi công mặt đường) (Trang 38 - 41)