Kể từ khi cổ phần hoá tháng 12 năm 2004 đã mang đến cho công ty một nguồn sinh khí mới. Lãnh đạo và công nhân viên công ty quyết tâm đưa công
ty cổ phần constrexim số 1 phát triển lên một tầm cao mới, trở thành con chim đầu đàn trong CONSTREXIM HOLDINGS. Để thực hiện mục tiêu này công ty đã dự kiến kế hoạch kinh doanh năm 2007-2009 như sau:
Bảng 6 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I. Doanh thu 115,000 120,000 130,000
II. Giá vốn + Chi phí trực tiếp 112,000 116,850 126,600
III. Lợi nhuận gộp 3,000 3,150 3,400
IV. Chi phí quản lý 1,960 2,045 2,216
V. Lợi nhuận trước thuế 1,040 1,105 1,185
VI. Thuế TNDN 291 309 332
VII. Lợi nhuận sau thuế 749 796 853
VIII. Lãi cổ tức/năm 12.5% 13.3% 14.2%
IX. Phân phối lợi nhuận 749 796 853
- Trích lập quỹ dự phòng bắt buộc (5%) 37 40 43
- Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi (2%)
15 16 17
- Quỹ đầu tư mở rộng (5%) 37 40 43
- Lợi nhuận chia cổ tức 659 700 750
+ Lãi cổ tức phân chia 11.0% 11.7% 12.5%
X. Lao động và tiền lương
1. Số lao động (sử dụng bình quân) 167 200 240
2. Thu nhập bình quân người/tháng (triệu đồng)
1.8 2.0 2.2
Nguồn: Phương án tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần constrexim số 1.
Với mô hình phát triển đa chức năng của công ty cổ phần Constrexim số 1 như các hoạt động đầu tư xây lắp, kinh doanh và XNK. Trong những năm tới công ty dự kiến sẽ đầu tư thêm nhiều máy móc, phương tiện kỹ thuật để có thể đảm bảo hoạt động và phát triển hiệu quả trong mọi lĩnh vực mới. Tổng giá trị tài sản cố định dự kiến đầu tư trong vài năm tới là: 7.976.000.000 đồng. Với chiến lược và kế hoạch phát triển rõ ràng cùng với sự năng động của cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 chắc chắn trong vài năm tới công ty sẽ trở thành ông lớn trong ngành xây dựng Việt Nam.
Phần VIII: Thu hoạch của bản thân qua giai đoạn thực tập
Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Constrexim số 1 giúp em hiểu mối quan hệ giữa kiến thức đã học ở nhà trường với thực tại ở Công ty. Nhờ có kiến thức đã được các Thầy, Cô trang bị ở nhà trường em đã vận dụng để phân tích, đánh giá một số các chỉ tiêu về tài chính, doanh thu, tiêu thụ, tìm ra nguyên nhân tăng, giảm, ảnh hưởng của các nhân tố đối với việc tổ chức kinh doanh của Công ty. Và cũng nhờ đợt thực tập tổng quan này đã giúp em hiểu được cách bố trí sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất, kinh doanh của Công ty một cách toàn diện.
- Về công tác tổ chức bộ máy của Công ty gọn nhẹ, khoa học, tỷ trọng giữa lao động trực tiếp và gián tiếp hợp lý, các bộ phận quan hệ với nhau chặt chẽ không tách rời phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty
- Công ty đã coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực và trình độ quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong quản lý
- Bố trí dây chuyền công nghệ phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng.
- Công tác tổ chức quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và đảm bảo đúng luật, đúng chế độ tài chính đã ban hành
- Xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch luôn sát với thực tế, tiết kiệm chi phí, giảm mức hao hụt trong quá trình xây dựng, nâng cao chất lượng công trình.
Việc làm báo cáo tổng quan về Công ty là tiền đề cho bài viết báo cáo thực tập nghiệp vụ, qua đây giúp em hiểu rõ thêm nghiệp vụ của các phần hành kế toán trong Công ty, cách hạch toán và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hiểu về chứng từ kế toán và các thông tin kế toán liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông qua đợt thực tập thực tế để viết báo cáo thực tập tổng quan này em đã tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn các môn học có liên quan, đồng thời đã vận dụng các kiến thức đã được học ở nhà trường vào việc khảo sát, phân tích thực tế.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế & QTKD Viện đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em làm báo cáo, cảm ơn sự giúp đõ nhiệt tình của Quý lãnh đạo Công ty, các phòng liên quan của Công ty đã quan tâm giúp đõ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bào viết Báo cáo thực tập tổng quan này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2008 Sinh viên viết báo cáo
NHẬN XÉT ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
Phần I: Giới thiệu về đơn vị thực tập ... 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 ... 3
2. Các giai đoạn phát triển nổi bật của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 ... 4
3. Mối quan hệ giữa Công ty Cổ phần Constrexim số 1 với Công ty mẹ Constrexim Holdings ... 5
3.1. Quan hệ giữa Công ty Cổ phần Constrexim số 1 với Công ty mẹ Constrexim Holdings ... 5
3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 đối với Công ty mẹ Constrexim Holdings ... 5
Phần II: Khái quát tình hình sản xuất - kinh doanh tại Công ty Cổ phần Constrexim số 1. ... 7
1. Mục tiêu và phạm vi hoạt động của Công ty ... 7
1.1. Mục tiêu ... 7
1.2. Ngành nghề hoạt động ... 7
2. Khái quát về tình hình tài sản của Công ty qua một số năm ... 8
3. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Công ty ... 8
Phần III: Công nghệ sản xuất của Công ty ... 10
1. Quy trinh công nghệ sản xuất sản phẩm trong công ty ... 10
2. Đặc điểm về trang thiết bị và điều kiện lao động ... 10
Phần IV: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty ... 11
1. Tổ chức sản xuất ... 11
1.1. Loại hình sản xuất của Công ty ... 11
1.2. Chu kỳ sản xuất và kết cấu chu kỳ sản xuất ... 11
2. Kết cấu sản xuất của Công ty ... 12
Phần V: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty ... 14
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 ... 14
2.1. Đại hội đồng cổ đông. ... 16
2.2. Ban kiểm soát ... 16
2.3. Hội đồng quản trị ... 16 2.4. Giám đốc Công ty ... 17 2.5. Phó giám đốc ... 17 2.6. Phòng tổ chức hành chính. ... 17 2.7. Phòng tài chính kế toán. ... 18 2.8. Phòng kế hoạch kỹ thuật ... 19
2.9.Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu ... 21
2.10. Ban đầu tư các dự án. ... 21
2.11. Các xí nghiệp sản xuất ... 21
Phần VI: Khảo sát, phân tích các yếu tố "đầu vào", "đầu ra" của Công ty ... 22
1. Yếu tố vốn của công ty ... 22
2. Yếu tố lao động của công ty ... 23
1.2.1. Cơ cấu các cấp lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ sư và nhân viên của công ty ... 23
1.2.2. Cơ cấu ngành nghề được đào tạo của cán bộ quản lý / nhân viên của công ty ... 25
3. Yếu tố đối tượng lao động ... 26
Phần VII: Kết quả hoạt động - kinh doanh của Công ty ... 27
1. Đánh giá kết quả hoạt kinh doanh của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 ... 27
2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Công ty Cổ phần Constrexim số 1. ... 29
2.1. Điểm mạnh ... 29
2.2. Điểm yếu ... 29
2.3. Cơ hội ... 30
2.4. Thách thức ... 30
3. Chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới ... 30