Tại khu vực Đông Nám Á hiện nay, có 11 quốc gia thành viên với các đặc điểm về hoạt động thương mại khác nhau. Khi tiến hành xuất khẩu mặt hàng mỹ phẩm sang các nước này, có nhiều đặc điểm cần lưu ý, xém xét để đánh giá.
Để thực hiện xuất khẩu sang thị trường, đánh giá xâm nhập ban đầu là bước quan trọng và tiêu chí trọng tâm trong bước này là doanh nghiệp nên xem xét chính là các quốc gia đó có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung ứng hay không trước khi đánh giá chi tiết, nếu không đánh giá nhu cầu cho dù thị trường đó có thuận lợi đi chăng nữa thì doanh nghiệp cũng không thể nào xuất khẩu và kinh doanh tốt.
26 Dựa vào bảng giá giá trên có thể nhận thấy người tiêu dùng đến từ các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Thái Lan thuộc top đầu về nhu cầu sử dụng những sản phẩm 100% đến từ thiên nhiên, trong khi đó Đông Timo và Brunei thể hiện là một thị trường kém hấp dẫn cho dòng sản phẩm này thông qua số liệu trên. Phân tích lựa chọn thị trường dựa vào nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng sẽ giúp các nhà quản trị chiến lược nắm chắc cơ hội thành công khi tiến hành xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường mới, hạn chế rủi ro, đề phòng kinh doanh thua lỗ.
Sau khi đánh giá về nhu cầu tiêu cùng, các nhà quản trị Marketing tiếp tục đánh giá vào chi tiết, cân nhắc đến nhiều yếu tổ khác tác động đến sự thành công của một sản phẩm xuất khẩu như vị trí địa lý hai quốc gia, kim ngạch nhập khẩu, tỷ lệ cạnh tranh, tình hình kinh tế biến động chính trị,..
Sau khi đánh giá chi tiết nhiều yếu tố khác nhau, nhóm tác giả đưa ra bảng lựa chọn sau đây:
Quốc gia Lựa chọn Giải thích
Brunei Loại Thị trường nhỏ, chỉ nhập khẩu gạo từ Việt Nam
Kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm thấp, chỉ khoảng
Lào Chọn Chung đường biên giới với Việt Nam, thuận lợi cho việc di chuyển, tiết kiệm chi phí
Nhiều điểm tương đồng trong thói quen sử dụng người người tiêu dùng Việt Nam và người tiêu dùng Lào do đặc điểm khí hậu giống nhau.
Cam-pu-chia Loại Campuchia không phải là một thị trường hấp dẫn với ngành công nghiệp mỹ phẩm bởi tại đây, kim ngạch mỹ phẩm chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 0.06%
Tổng lượng cầu tiêu thụ tại quốc gia này cũng không cao trong năm 2020, phản ảnh người tiêu dùng tại đây không có nhu cầu nhiều trong việc tiêu thụ sản phẩm nói chung và tiêu dùng mỹ phẩm nói riêng.
Malaysia Chọn Tổng lượng cầu tiêu thụ năm 2020 cao, đạt hơn 48000 tấn, thị trường vô cùng màu mỡ.
27
Kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm đứng thứ trong 11 nước Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Singapore Loại Singapore với ngành du lịch đặc biệt phát triển được nhiều ông lớn trong ngành mỹ phẩm đặt cửa hàng chính hãng tại đây. Thị trường này đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, dày dặn kinh nghiệm
Thái lan Chọn Nhu cầu về mỹ phẩm của người tiêu dùng cao, song, chưa có nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm lớn đặt cửa hàng chính hãng tại đây. Tỷ lệ cạnh tranh thấp, thị trường rộng lớn.
Myanmar Loại Nhu cầu người dân Myamar chỉ tập trung vào những mặt hàng nhập khẩu gia dụng, kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm chiếm số ít, chỉ khoảng 0.09%
Philippines Chọn Kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, quan hệ về thương mại giữa 2 bên Việt Nam và Philippines ngày càng phát triển, kim ngạch thương mại giữa 2 nước tăng gấp đôi trong 10 năm gần đây, thực hiện xuất khẩu sang thị trường Philippines dự báo đạt thành quả tốt.
Indonesia Loại Nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm nội địa đã thu hút được sự tin dùng của người tiêu dùng tại đây, các nhà xuất khầu mới, đặc biệt là một thương hiệu còn non trẻ như Nature Story sẽ khó có cơ hội cạnh tranh.
Đông Timo Loại Nền kinh tế còn nhiều biến động, chủ yếu dựa vào khai thác dầu mỏ, tỷ lệ thất nghiệp cao, hoạt động thương mại dễ gặp nhiều rủi ro