nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCPH trong giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020
Theo tác giả, các giải pháp để tạo chuyển biến tích cực về QHSH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCPH cần được đặt trong hệ thống giải pháp tái cơ cấu DNNN vì CPH DNNN là một quá trình nằm trong chương trình tổng thể về tái cấu trúc DNNN đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020, vì: Một là, mục tiêu, yêu cầu và phạm vi triển khai của CPH DNNN và tái cấu trúc DNNN có rất nhiều điểm tương đồng: (1) Mục tiêu tổng quát của CPH DNNN và tái cấu trúc DNNN đều là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và xã hội; tăng cường năng lực cạnh tranh...; (2) Yêu cầu của Tái cấu trúc DNNN và CPH DNNN đều hướng tới giảm số lượng các DNNN, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, tiềm lực tài chính để phát triển trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. (3) Phạm vi triển khai tái cấu trúc DNNN và CPH DNNN ở giai đoạn hiện nay đều hướng tới các DNNN có quy mô vừa và lớn –
các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Hai là, CPH DNNN là một trong các giải pháp quan trọng trong hệ thống các giải pháp để tái cấu trúc DNNN: “Định hướng tái cấu trúc DNNN ở nước ta hiện nay chính là việc thực hiện sắp xếp lại, tổ chức lại, thực hiện CPH, đối mới chính sách đầu tư... theo hướng hợp lý hơn, thị trường hơn... đảm bảo cho các DNNN hoạt động có hiệu quả, nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định. Tuy nhiên, tái cấu trúc hệ thống DNNN là một chương trình hành động sâu, rộng hơn, được triển khai ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở các độ vĩ mô, tái cấu trúc là quá trình tái cấu trúc cả hệ thống DNNN thông qua điều chỉnh lại sở hữu, mô hình, cơ chế hoạt động, quản lý, bố trí lại các nguồn lực của hệ thống DNNN. Ở cấp độ vi mô, tái cấu trúc chính là quá trình điều chỉnh lại cơ cấu sở hữu, mô hình, có chế hoạt động, quản lý... của từng DNNN trong nền kinh tế. “Tái cấu trúc (hay cơ cấu lại) doanh nghiệp là quá trình điều chỉnh chiến lược kinh doanh, thay đổi cơ cấu chủ sở hữu và quyền kiểm soát”. Như vậy, rõ ràng là CPH DNNN là một trong các giải pháp trong quá trình tái cấu trúc hệ thống DNNN ở nước ta ở cấp độ vi mô. Ba là, CPH DNNN là giải pháp phổ biến nhất, hiệu quả cao trong việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN giai đoạn 2001 – 2010 và nó cũng được xác định là một trong các giải pháp cơ bản để tiến hành tái cấu trúc DNNN. “CPH là hình thức sắp xếp phổ biến nhất, mâng lại hiệu quả kinh tế cao và cơ bản đạt được mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 3 Khóa IX đề ra”. “Đẩy mạnh hơn nữa CPH doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ”. Bốn là, thời gian dự kiến triển khai công tác tái cấu trúc DNNN là từ nay đến năm 2015: “Về thời gian. Đề án Tái cấu trúc DNNN nên tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2012-2015”.
Trên quan điểm đó, tác giả xin nêu ra hai nhóm giải pháp cơ bản là: - Luận án đề xuất 5 giải pháp từ phía Nhà nước là: (1) Củng cố quyền của sở hữu nhà nước bằng việc thành lập một Uỷ ban Quản lý và Kinh doanh vốn Nhà nước; trong đó, SCIC là đơn vị trực thuộc Uỷ ban này (Ủy ban này không có chức năng quản lý hành chính Nhà nước và không được tham gia hoạch định chính sách của Chính phủ). (2) Có giải pháp hữu hiệu
giải quyết vấn đề “lợi ích nhóm” trong hoạch định, xây dựng chính sách về CPH DNNN; đồng thời không nên giao quyền cho Bộ Tài chính trong việc tái cấu trúc hệ thống DNNN; chức năng này thuộc Ủy ban Quản lý và Kinh doanh vốn Nhà nước. (3) Xây dựng hệ thống chính sách đảm bảo quyền lợi, tài sản của các CTSH phi nhà nước để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào CPH DNNN (mọi loại hình sở hữu đều có quyền bình đẳng tham gia vào cơ cấu sở hữu mới của DNCPH). (4) Có các biện pháp, chính sách khuyến khích nhân rộng phương thức CPH DNNN trong đó nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối. (5) Thực hiện từng bước, vững chắc quá trình CPH các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo hướng giảm thiểu tối đa sở hữu nhà nước ở các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác có thể đảm nhiệm tốt hơn; duy trì tỷ lệ chi phối, kiểm soát tại các đơn vị nắm giữ các bí quyết công nghệ, triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
- Luận án đề ra 4 giải pháp từ phía DNCPH là: (1) Các DNCPH cần xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển, phương án CPH rõ ràng, minh bạch. (2) Xác định rõ CPH là một giải pháp hữu hiệu để huy động các nguồn lực ngoài doanh nghiệp (vốn, công nghệ, lao động...) để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngay sau thời điểm CPH thì nhất thiết phải chuyển mô hình hoạt động của DNNN sang hình thức công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp. (3) Chủ động trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của CPH và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời hỗ trợ giải quyết vấn đề lao động chất lượng thấp dôi dư trong thực hiện CPH DNNN. (4) Trên cơ sở thực tế hoạt động của doanh nghiệp trước CPH và các đặc điểm về lĩnh vực, ngành hoạt động các DNNN thuộc diện CPH cần tiến hành nghiên cứu, đề xuất tỷ lệ cổ phần báu ưu đãi cho người lao động hợp lý nhằm tạo động lực bên trong giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giảm thiểu sự phân tán sở hữu của công ty cổ phần sau CPH./.