Thiết kế công trình tạm phục vụ thi công

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÒA NHÀ VĂN PHÒNG GELEXIMCO (Trang 31 - 36)

d) Sàn panel lắp ghép:

5.2.3) Thiết kế công trình tạm phục vụ thi công

* Tổng quát nội dung thiết kế tổng mặt bằng thi công bao gồm những vấn đề sau: - Bố trí cẩu trục.

- Thiết kế hệ thống đường tạm.

- Thiết kế các kho bãi vật liệu, cấu kiện. - Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ. - Thiết kế khụ nhà ở công nhân viên.

- Thiết kế hệ thống hàng rào bảo vệ, cổng ra vào, bảo vệ môi trường. - Thiết kế mạng lưới cấp thoát nước.

- Thiết kế mạng lưới cấp điện.

5.2.3.1) Bố trí cần trục tháp.

- Bố trí cần trục tháp tại khoảng giữa công trình, khi bố trí cần trục tháp cần chú ý đến những nguyên tắc sau:

+ Vị trí đứng của cần trục phải có lợi về mặt làm việc, thuận tiên trong việc cẩu lắp và vận chuyển vật liệu, cấu kiện…có tầm với lớn bao quát công trình.

+ Vị trí đứng của cần trục phải đảm bảo an toàn cho cần trục, cho công trình, cho người lao động, thuận tiện cho việc lắp dựng và tháo dỡ cần trục.

+ Đảm bảo tính kinh tế, tận dụng được sức cẩu, có bán kính phục vụ hợp lý, năng suất cao.

- Đối với công trình Tòa nhà văn phòng Geleximco có quy mô công trình tương đối nhỏ nên chỉ dùng 1 cẩu trục với các thông số đã trình bày ở mục 4.1

5.2.3.2) Thiết kế hệ thống đường tạm.

- Đường tạm dùng cho việc vận chuyển cơ giới, lối di chuyển của công nhân, các thiết bị cơ giới, vận chuyển vật tư vào công công trình, vận chuyển phế liệu.

- Do công trình nằm gần trục đường chính nên chỉ bố trí đường tạm dần vào hầm để xe và vào kho vật tư.

5.2.3.3) Thiết kế kho bãi.

- Các kho bãi cần quan tâm thiết kế gồm:

+ Các kho bãi lộ thiên chứa vật tư nhự gạch, cát, đá,…

+ Các kho có mái che để chứa máy mọc, thiết bị, vật tư có yêu cầu bảo quản tránh mưa nắng làm hư hại.

- Các kho bãi cần bố trí dọc hai bên đường giao thông để tiện cho việc bốc xếp trực tiếp vào kho và xuất kho.

- Các nhà xưởng gia công cốp pha, cốt thép…được bố trí gần các khu chứa vật tư tương ứng và nằm trong phạm vi hoạt động của cần trục để vận chuyển đến nơi thi công dễ dàng.

- Diện tích các kho bãi được tính toán theo yêu cầu dự trữ cho một giai đoạn thi công điển hình, có khối lượng lớn nhất trong các giai đoạn.

- Sau khi tính được diện tích kho bãi, tùy điều kiện mặt bằng mà quy định kích thước kho bãi sao cho thuận lợi cho việc nhập và xuất kho. Chiều rộng các bãi lộ thiên còn tùy thuộc vào bán kính hoạt động của cần trục và thiết bị bốc xếp.

5.2.3.4) Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ.

- Nên bố trí các xưởng sản xuất và phụ trợ nằm ngoài khu vực xây dựng công trình chính và khu vực mở rộng công trình chính để tránh làm cản trở thi công.

- Những xưởng gia công và phụ trợ cần bố trí tập trung và một khu để việc quản lí và cung cấp được dễ dàng, giảm thiểu chi phí làm đường xá và làm mạng lưới điện. - Các xưởng sản xuất và phụ trợ nên bố trí theo tính năng của chúng, theo sự hoạt động có liên quan đến nhau, chẳng hạn như bố trí các trạm trộn bê tông và vữa ở gần các cơ sở sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn. Độ cao mặt đất của khu sản - xuất này không nên chênh lệch quá nhiều gây khó khăn cho việc vận chuyển.

- Cần bố trí sao cho đảm bảo điều kiện vệ sinh, tránh không cho bụi từ các xưởng sử dụng xi măng bay sang các xưởng khác.

- Cần đặc biệt chú ý đến các nơi chứa các chất dễ cháy, dễ nổ như kho gỗ, kho xăng dầu, sơn nhựa,…Để tránh tàn lửa bay lan khi có hỏa hoạn các xưởng kho dễ cháy nên bố trí ở cuối chiều gió.

- Khi bố trí các xưởng sản xuất cần phải chú ý đến việc cung cấp điện nước.

5.2.3.5) Thiết kế khu nhà tạm.

- Các khu nhà tạm trên công trường được phân thành 2 loại sau đây theo tính chất và chức năng phục vụ ở công trường:

+ Nhà sản xuất + Nhà hành chính

- Ngoài ra còn có nhà tạm để phục vụ đời sống và văn hóa như nhà ở tập thể, nhà khách, nhà ăn, nhà tắm,…

- Đối với công trình này, do mặt bằng thi công hạn hẹp nên chỉ bố trí nhà điều hành, văn phòng ban chỉ huy, nhà vệ sinh,…

- Việc bố trí khu hành chính phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Ban chỉ huy công trường là trung tâm nhận và phát đi những thông tin quan trọng có tính quyết định đến tiến độ và chất lượng thi công công trình, do vậy cần có đủ diện tích thoáng mát tạo điều kiện làm việc thoải mái cho đội ngũ cán bộ kĩ thuật. + Phòng y tế phải được bố trí ở nơi sạch sẽ, tránh ồn ào, bụi bặm và có đủ các dụng cụ sơ cấp cứu cần thiết phòng khi xảy ra các tai nạn trong thi công.

- Lao động công trường phụ thuộc vào quy mô công trường, vào thời gian xây dựng và địa điểm xây dựng.

5.2.3.6) Hệ thống hàng rào và chốt bảo vệ

- Hệ thống giàn giáo bảo vệ được dựng bao quanh khu vực thi công chính của công trường, được bao quanh bằng hệ thống lưới bảo vệ để tránh các mối nguy hiểm do vật rơi trên cao xuống.

- Hệ thống đèn cao áp được đặt ở các vị trí có nguy cơ xảy ra mất trộm, nguy hiểm xảy ra cho công trình.

- Bố trí hệ thống hàng rào tạm cao 3m bao quanh công trình ở cả 4 mặt của công trình, lối ra vào có cổng.

- Hệ thống các bảng nội quy, các biển báo cấm, biển báo nguy hiểm được đặt ở những nơi cần thiết ( trạm biến điện, cần trục tháp, thăng tải, hố móng,…) - Vệ sinh môi trường: Vào cuối giờ làm việc, cho công nhân làm vệ sinh công

trường, thu dọn và sắp xếp gọn gàn các nguyên vật liệu, các thiết bị thi công, các phụ kiện,…Thường xuyên kiểm tra để xử lí các nguồn ô nhiễm do bụi, tiếng ồn, nước thải phát sinh,…

5.2.3.7) Hệ thống cấp thoát nước.

- Hệ thống điện nước của công trình xây dựng được đi song song với nhau để tránh va chạm và không làm ảnh hưởng đến hệ thống giao thông của các thiết bị và máy móc trong công trường.

- Các vị trí có nhu cầu sử dụng nước trong công trình:

+ Nước phục vụ cho thi công: dùng để làm sạch cát, đá, tưới ẩm cho gạch, trộn vữa, rửa xe và máy móc, dùng cho các kho gia công,…

+ Nước phục vụ cho sinh hoạt: nấu cơm, tắm rửa, giặt quần áo,… + Nước phục vụ cho cứu hỏa.

5.2.3.8) Hệ thống cung cấp điện.

- Điện dùng ở công trường được phân thành 3 loại:

+ Điện phục vụ chạy máy (chiếm khoảng 70% tổng công suất tiêu thụ ở công trường).

+ Điện phục vụ cho sản xuất (chiếm khoảng 20%). + Điện phục vụ cho sinh hoạt (chiếm khoảng 10%). - Chọn máy biến áp:

+ Trạm biến áp đặt gần hàng rào, nơi ít người qua lại và gần đường dây cao thế của thành phố.

+ Đối với điện động lực ta chọn loại mạch điện hở để tiết kiệm đường dây. Mỗi phụ tải được cấp một bảng điện có cầu dao và rơle bảo vệ riêng.

+ Đối với mạng điện sinh hoạt ta chọn loại mạng điện mạch vòng, khi một đoạn nào đó bị hỏng thì không ảnh hưởng đến các đoạn sau.

+ Cột điện là các cột gỗ chôn cách nhau 20m và cao trên mặt đất 6.5m; chôn 1,5- 2m; độ trùng chính giữa dây là 5m.

CHƯƠNG 6. TIẾN ĐỘ THI CÔNG

6.1) Mục đích và ý nghĩa của việc lập tiến độ

- Sắp xếp các công tác theo trình tự thống nhất từ trước đến sau và những gián đoạn kĩ thuật để có thể tổ chức thực hiện một cách nhịp nhàng có chất lượng cao.

- Biết được số lượng công nhân của từng ngày, từng giai đoạn thi công của từng loại công tác khác nhau.

- Xác định được chi phí của từng công tác, từ đó có thể xác định được lượng vốn cần bỏ ra ở từng giai đoạn để có thể điều hòa được nguồn vốn và sử dụng vốn đầu tư một cách hợp lý.

- Tăng năng suất lao động, chất lượng công trình nhờ áp dụng các biện pháp thi công cơ giới và các tổ đội chuyên nghiệp.

- Xác định và điều chỉnh thời gian hoàn thành của công trình phù hợp với điều kiện thi công hiện tại và yêu cầu của chủ đầu tư.

- Xác định được khối lượng công việc hoàn thành thực tế so với thực tế ban đầu ở từng thời điểm. Qua đó có cơ sở để điều chỉnh tiến độ thi công cho hợp lý.

6.2) Cơ sở lập tiến độ.

- Trong những phân đoạn thi công có khối lượng lớn ta chia thành nhiều phân đợt nhỏ để thi công cho liên tục và phù hợp với tính năng của bê tông khi đổ bê tông. - Khi phân đợt phải chú ý đảm bảo mạch ngừng thi công, độ ổn định và độ cứng không gian của hệ kết cấu chịu lực.

- Các tổ đội phải có thành phần ổn định, chuyên môn và được trang bị đồ nghề và máy móc phù hợp, các tổ đội này sẽ thực hiện công việc của mình từ phân đoạn này đến phân đonạ khác.

6.2.1) Căn cứ lập tiến độ

- Bản vẽ thi công

- Quy phạm kĩ thuật thi công - Khối lượng công tác

- Định mức lao động

- Năng lực của đơn vị thi công.

6.2.2) Nguyên tắc trình tự thi công

- Ngoài công trường trước, trong công trường sau.

- Dưới mặt đất trước, trên mặt đất sau (chỗ sâu trước, chỗ nông sau). - Cuối nguồn trước, đầu nguồn sau.

- Kết cấu trước, hoàn thiện sau.

6.3) Các bước chính để lập tiến độ.

6.3.1) Nội dung của lập tiến độ

- Trình tự tiến hành công tác.

- Quan hệ ràng buộc các dạng công tác với nhau. - Thời gian hoàn thành công trình.

- Xác định nhu cầu nhân lực, tài nguyên

6.3.2) Các bước cần thiết để lập tiến độ thi công công trình.

- Phân chia công trình thành các yếu tố kết cấu và ấn định các quá trình thi công cần thiết (phân đoạn, phân đợt công trình).

- Liệt kê các công tác cần phải thực hiện, lập danh mục từng loại kết cấu và các danh mục chủ yếu.

- Lựa chọn biện pháp thi công công tác chính, lựa chọn máy móc thi công các công tác đó.

- Dựa vào chỉ tiêu định mức và khối lượng để xác định số ngày công, số ca máy cần thiết cho việc thi công.

- Ấn định trình tự các quá trình xây lắp.

- Thiết kế tổ chức thi công các quá trình xây lắp theo dây chuyền, xác định tuyến công tác của mỗi quá trình, phân chia công trình thành từng đoạn công tác, xác định số công nhân và ca máy cần thiết cho mỗi đoạn.

- Tính sơ lược thời gian thực hiện công trình.

- Thành lập biểu đồ sắp xếp thời gian cho các quá trình sao cho chúng có thể tiến hành song song kết hợp, đồng thời vẫn đảm bảo trình tự kĩ thuật hợp lý, với số lượng nhân công và máy móc điều hòa. Sau đó, chỉnh lại thời gian thực hiện từng quá trình và thời gian hoàn thành toàn bộ công trình.

- Lên kế hoạch về nhu cầu nhân lực và tài nguyên, kế hoạch sử dụng máy móc thi công và phương tiện vận chuyển.

- Điều chỉnh và tối ưu hóa tiến độ.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÒA NHÀ VĂN PHÒNG GELEXIMCO (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)